"khích lệ" tuyên bố "độc lập" cho vương quốc của họ. Những kẻ được gọi
là cố vấn Nhật đã đề nghị "hướng dẫn bí mật" cho quốc vương Lào và
Campuchia như họ đã làm với Hoàng đế Bảo Đại. Trong mỗi trường hợp,
cố vấn Nhật đến thăm nhà lãnh đạo và tặng ông ta "bản tuyên ngôn độc
lập" kèm theo tuyên bố sau: "Chúng tôi không hề ép buộc trong vấn đề này
(tuyên bố độc lập) nhưng chấp thuận sẽ giảm tối đa đầu rơi máu chảy".
Chẳng có gì ngạc nhiên, không lâu sau những chuyến viếng thăm của các
"cố vấn", tất cả các vùng lãnh thổ đều ra tuyên bố. Ngày 13 tháng 3 năm
1945, Quốc vương Norodom Sihanouk tuyên bố Campuchia độc lập. Ba
tuần sau, Vua Sisavang Vong tuyên bố Lào thoát khỏi ách thống trị của
Pháp. Sau hai tuyên bố này, ngày 11 tháng 3 đến lượt tuyên bố của Bảo
Đại, chấm dứt hơn 70 năm thống trị của thực dân Pháp.
Tại Việt Nam, mặc dù chính quyền Bảo Đại bị phỉ nhổ ở khắp nơi không
hơn gì một chế độ bù nhìn, nhưng vài tháng tồn tại của nó dưới cái ô của
Nhật lại khá quan trọng. Với việc thành lập chính quyền địa phương, cái
tên "Việt Nam" đã quay trở lại. Trong tuyên bố độc lập, Bảo Đại đã bãi bỏ
hiệp ước bảo hộ Pháp - An Nam và tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam
"giành lại quyền độc lập của mình". Từ nay về sau, những thuật ngữ của
người Pháp như "An Nam" sẽ được thay bằng "Việt Nam" và "người Việt
Nam" sẽ thay cho người An Nam", cái tên trong một thời gian dài được
xem như một điều xúc phạm. Hành động đơn giản này, một trong số rất ít
thành tích của Bảo Đại, báo hiệu cảm giác đã được thức tỉnh của ông ta về
tư thế của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, phải thừa nhận là mặc dù Bảo Đại từ chối phụ thuộc vào Pháp,
nhưng ông ta lại chấp nhận phụ thuộc vào Nhật. Cách nhận thức này đã làm
suy yếu nghiêm trọng uy tín của triều đình. Thông điệp độc lập của Bảo
Đại không cái thiện được tình hình. Ông ta tuyên bố: