OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 330

chúng tôi là kẻ cướp. Nhưng để chứng tỏ với các ngài chúng tôi không phải
loại người như vậy, chúng tôi sẽ đưa Montfort và hai người kia quay trở lại
biên giới". Ngày 31 tháng 7, Montfort, Phác và Logos ra đi và gia nhập vào
một nhóm hai mươi người Pháp tị nạn, "được tập trung lại dưới sự bảo trợ
của AGAS" tại Tam Đảo, một khu nghỉ mát cách Thái Nguyên 16 dặm về
phía tây nam và cách Hà Nội 28 dặm về phía tây bắc. Những người tị nạn
đã chờ đợi AGAS đưa họ sang Trung Quốc kể từ cuộc tấn công của Việt
Minh diễn ra ngày 16 tháng 7 năm 1945. Khi đó một nhóm Việt Minh đã
tấn công một đồn binh Nhật tại Tam Đảo, một đồn nhỏ nằm trên đồi do 9
lính Nhật canh giữ. Bị áp đảo về quân số, Nhật bị đánh tan tác, bảy tên
chết. Nguyễn Hữu Mùi, một thành viên của Việt Minh và cũng làm việc với
Đội Nai, có trách nhiệm lớn trong quyết định tấn công Tam Đảo. Gần đây
Nhật phát hiện ra hoạt động cách mạng của Nguyễn Hữu Mùi tại Vĩnh Yên
nên anh phải chạy trốn về phía đồn binh Nhật, nơi anh tin rằng mình sẽ có
"cơ hội đánh Nhật". Một lần, Mùi phát hiện ra rằng nhiều đồng chí mình có
thái độ miễn cưỡng chiến đấu bởi vì Nhật "có tất cả các loại vũ khí hiện
đại, mà chúng tôi chỉ có súng trường và mỗi khẩu chỉ có mười viên đạn".
Nguyễn Hữu Mùi viện lý rằng vì bây giờ anh đã bị lộ và những người khác
rồi sẽ cũng như vậy, và "nếu ta không chiến đấu chống lại chúng thì chúng
sẽ giết ta". Đội quân nhỏ này đã kêu gọi trung đội Hoàng Văn Thái ở gần
đấy hỗ trợ, và lực lượng hỗn hợp này đã tổ chức chiến sĩ của họ, cắt đứt
đường dây điện thoại, chặt cây để cản đường, và bao vây đồn địch. Mặc dù
chỉ là một đóng góp nhỏ nhoi vào thất bại của Nhật, nhưng cuộc tấn công
Tam Đảo chứng minh ý chí sẵn sàng đánh đuổi kẻ thù của Việt Minh khi
cuộc chiến dường như có khả năng kết thúc có lợi cho họ - một trong
những nguyên lý cơ bản của chiến tranh du kích. Donalđ Lancaster, một ký
giả có mặt tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh, viết rằng Việt Minh "đã
bộc lộ sự miễn cưỡng gánh chịu tổn thất hay gây ra những hành động trả
thù bởi tấn công quân Nhật và hạn chế đóng góp của mình vào thắng lợi
của cuộc tấn công đồn Nhật ở Tam Đảo". Tuy nhiên, ngay cả Sainteny cũng
phải thừa nhận những lợi ích tâm lý của chiến thắng nhỏ này đối với người
Việt Nam, còn Nhật hết sức khó chịu, cay cú và chúng đã gửi điện về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.