sóc họ cho tới khi máy bay Đồng Minh tới đón và đưa họ sang Trung
Quốc", nhà sử học nổi tiếng Ellen Hammer kết luận.
Sự kiện Việt Minh "giải phóng" cho những dân thường Pháp thoát khỏi
quân Nhật và giao họ cho người Mỹ chứng tỏ rằng vào đầu tháng 7 năm
1945, Việt Minh đã cố chứng minh rằng họ không đơn phương chống Pháp
và nhận ra con đường đạt được sự chấp thuận của Mỹ là phải chiến đấu
chống lại kẻ thù duy nhất của họ là Nhật trong khi đó phải đối xử nhân đạo
với người Pháp. Mặc dù chính phủ Mỹ không hề biết gì về chiến thắng Tam
Đảo, nhưng nó rất có ý nghĩa đối với những người lính trên bộ vào thời
điểm đó, đặc biệt là Frank Tan, Dan Phelan và Allison Thomas. Tuy nhiên,
cũng phải nhận thấy rằng với chiến thắng này Việt Minh cũng thành công
trong việc đưa được nhiều hơn người Pháp ra khỏi Việt Nam. Mặc dù
AGAS đã bố trí máy bay đưa phụ nữ và trẻ em Pháp đi tản, nhưng Trung
uý Montfort được Phác và Logos hộ tống, đã dẫn những nhóm tị nạn còn
lại từ Tam Đảo đến biên giới và vào Trung Quốc. Ngày họ xuất phát,
Thomas ghi trong nhật ký: "Quá tệ là họ buộc phải rời đi nhưng những
người này không thích Pháp cũng gần bằng không thích Nhật". Như chính
Thomas thừa nhận, khi tới Kim Lũng anh biết rất ít về cả Đông Dương
thuộc Pháp lẫn Việt Minh: Tuy nhiên, thật hiển nhiên, anh nhanh chóng
phát hiện ra thái độ của họ đối với người Pháp. Lòng hiếu khách của Việt
Minh và những cuộc nói chuyện với Tan và Phelan thuyết phục Thomas
hơn nữa về khả năng tồn tại của các hoạt động liên minh giữa OSS và Việt
Minh mà không có người Pháp. Trong suốt thời gian ở với Việt Minh,
Thomas và Hồ Chí Minh thường xuyên nói chuyện với nhau - về chính trị,
về sứ mạng quân sự của họ, và về "mối bất bình" của người Việt Nam đối
với người Pháp. Hồ Chí Minh giải thích cho Thomas rằng ông "với tư cách
cá nhân yêu mến nhiều người Pháp", nhưng "phần lớn những người lính
của ông (nguyên văn) thì lại không". Cũng như với Shaw, Fenn, Tan và
Phelan, Hồ Chí Minh mô tả cho Thomas những hành vi tồi tệ nhất của