Tokyo, "những hành động của Việt Minh hiện nay mỗi lúc một trở nên
trắng trợn. Chỉ vài ngày trước đã xảy ra một cuộc tẩn công bất ngờ quy mô
lớn tại Tam Đảo do một nhóm người liên kết với phong trào này thực hiện".
Cuộc tấn công Tam Đảo cũng cho thấy nhận thức chính trị ngày càng tăng
của Việt Minh và thực tế là họ không chống Pháp một cách bừa bãi. Sau
khi hạ được đồn binh yếu này, Việt Minh giải phóng "trại tập trung dân sự"
của Nhật tại Tam Đảo. Nguyễn Kim Hùng nhớ rằng mục đích tấn công Tam
Đảo "chỉ là để đánh Nhật và thu vũ khí", nhưng khi làm như vậy họ cũng
giải thoát nhiều tù nhân người Pháp. Việt Minh sẵn sàng giúp đỡ "những
người Pháp tiến bộ", những người mà Trần Trọng Trung đề cập đến "đa
phần là giáo viên và học sinh của một trường học tại Hà Nội". "Mặc dù
điều kiện sống của người dân địa phương rất thấp, và chúng tôi trải qua
nhiều vất vả khó khăn", Trần Trọng Trung nhớ lại, "nhưng Hồ Chí Minh đã
chỉ đạo cho chúng tôi làm mọi cách có thể để cải thiện điều kiện sống cho
những người Pháp này". Maurice và Yvonne Bernard, hai giáo sư người
Pháp sống tại Tam Đảo và ở trong số những người được Việt Minh quan
tâm, đã đưa ra một bản tường trình rất sống động về cuộc tấn công Tam
Đảo và thời gian họ ở cùng Việt Minh. Trong một bức thư ngỏ gửi "những
người bạn ở Hà Nội", họ đã cố gắng chữa lại những gì họ đã tin tưởng là
những ấn tượng sai lầm nghiêm trọng về Việt Minh. Họ thẳng thắn tuyên
bố: "Việt Minh không phải là những tên cướp biển và họ không căm thù
người Pháp; họ chỉ căm ghét chủ nghĩa phát xít và mong muốn đưa đất
nước họ thoát khỏi ách nô lệ của Nhật".
Căn cứ vào thái độ của Việt Minh đối với người Pháp thì sau thắng lợi đó
họ có thể dễ dàng bỏ mặc những kẻ thực dân cho Nhật trả thù. Tuy nhiên,
"Việt Minh đã giúp đàn ông, phụ nữ và trẻ em Pháp đến nơi an toàn, chăm