OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 348

Thật khó cho tôi khi làm theo ý tưỏng huấn luyện quân sự cơ bản cho một
nhóm người bản xứ, những người nhờ mưu mẹo đã thoát khỏi sự chú ý của
những chủ thuộc địa người Nhật và sống sót được… Nếu những người này
được tổ chức thành những trung đội, đại đội chính qui và nhưng đon vi cỡ
tiểu đoàn thì dù có thể, chúng tôi cũng không "việc gì phải dính vào việc
xây dựng một lực lượng vũ trang cho mục đích chiến đấu chống Nhật"
.

Mặc dù nghi ngờ động cơ của họ, nhưng Défourneaux vẫn thú nhận rằng
Việt Minh là những học viên quân sự giỏi và thậm chí chính Hồ Chí Minh
cũng là một "người tài ăn nói, có phạm vi hiểu biết rộng". Với hầu hết
những người khách Mỹ Hồ Chí Minh chí ít cũng dành một phần thời gian
để bàn luận về sự vượt quá giới hạn của Pháp tại Việt Nam và khát vọng
giành tự do của người Việt. Ông nói với Défourneaux, cũng như với
Thomas và Phelan, rằng thậm chí ông sẽ chấp nhận một "thời kỳ quá độ,
trong đó Pháp sẽ hướng dẫn và cuối cùng sẽ chuyển giao trách nhiệm điều
hành cho những người Đông Dương được lựa chọn".

Thomas cũng nhớ là Hồ Chí Minh đã đề cập tới một thời kỳ quá độ từ năm
tới mười năm dưới sự hướng dẫn của Pháp. Thậm chí nhiều năm sau khi rời
Việt Nam, Thomas vẫn nhớ lại sự quan tâm đặc biệt đối với những bức điện
mà anh đã thay mặt ông gửi cho người Pháp gần như ngay sau khi anh đặt
chân tới Kim Lũng. Ngày 17 tháng 7, Hồ Chí Minh đề nghị Thomas báo
cho người Mỹ tại Côn Minh biết rằng ông sẵn sàng nói chuyện với một sĩ
quan cấp cao của Pháp, ví dụ như tướng Sabattier. Patti mô tả nỗ lực này là
khả năng nắm bắt "thời điểm thích hợp" của Hồ Chí Minh với hy vọng
người Pháp sẽ thực sự bị ấn tượng bởi sự hiện diện của người Mỹ tại căn cứ
của ông, qua đó phải có thái độ tôn trọng ông. Bản kiến nghị gồm năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.