Défourneaux nhớ rằng dường như các tân binh có vẻ rất vui đơn giản là
"được ở cùng nhau mà không bị gò bó, được đàm đạo và học hỏi lẫn nhau".
Từ nhóm 110 tân binh, chỉ huy của họ Đàm Quang Trung và Đội Nai chọn
ra 40 người lính trẻ "nhiều triển vọng nhất" để bắt đầu huấn luyện ngay.
Những tân binh, háo hức được làm việc cùng Đội Nai, đã được Hồ Chí
Minh đặt tên chính thức là "Bộ đội Việt - Mỹ". loại trừ William Zielski
luôn bận liên lạc điện đài với Bách Sắc và Côn Minh, tất cả các thành viên
của Đội Nai đều tham gia huấn luyện cho người Việt. Thomas đã mang
theo những cuốn giáo trình huấn luyện của quân đội Mỹ hướng dẫn luyện
tập và cách sử dụng vũ khí Mỹ và đợt huấn luyện bắt đầu ngày 9 tháng 8 -
ba ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Không hề biết gì về
những sự kiện đang gây chấn động địch cầu, Đội Nai tiếp tục huấn luyện
nhóm tân binh được lựa chọn của Việt Minh để chuẩn bị cho cuộc chiến
tranh du kích chống Nhật. Những tân binh trẻ được huấn luyện cách sử
dụng súng cacbin M-1, súng tiểu liên Thompson, súng trường, bazoca, súng
máy hạng nhẹ và Bren. Chương trình huấn luyện gồm phép đạc tam giác,
tập bắn và lau chùi vũ khí. Họ còn được hướng dẫn cách sử dụng súng cối
và lựu đạn. Việc tập luyện tương đối căng thẳng từ ngày 9 cho đến 15 tháng
8, từ 5 giờ 30 sáng đến 5 giờ chiều. Ngày 10 tháng 8 họ nhận được một đợt
thả đồ tiếp tế bổ sung vũ khí và đạn được để tiếp tục công tác huấn luyện
tân binh. Chắc chắn Võ Nguyên Giáp rất vui mừng với những khí tài bổ
sung này.
Trang thiết bị được thả dù xuống Việt Bắc vào ba vị trí thả đồ tiếp tế của
Đội Nai, kết hợp với "những loại vũ khí nhẹ do Việt Minh chế tạo tại
những nhà máy quân khí đơn sơ của họ trong rừng" đã tạo thành một đội
quân "được trang bị vũ khí đầy đủ gây ấn tượng cho những người dân nông
thôn". Võ Nguyên Giáp nhớ lại: nhìn thấy nhóm quân mới đứng trong hàng
ngũ chỉnh tề và được trang bị súng trường mới cùng lưới lê sáng loáng
khiển chúng tôi phấn khởi và tin tưởng". Người viết tiểu sử của Võ Nguyên