"đội cứu thương cho nhóm binh sĩ Việt - Mỹ", Quang và Hoagland còn trở
thành những người bạn tốt. Theo đề nghị của Hoagland về việc thử nấu vài
món địa phương mà Hồ Chí Minh đã từng đề xuất với Thomas không nên
cho những người Mỹ ăn, hai anh lính cứu thương "lén đi tới một ngôi làng
dưới chân đồi để nấu nướng". "Lần đầu tiên chúng tôi trốn đi không có vấn
đề gì Quang nhớ lại, "nhưng lần thứ hai vì quá vội và cơm nấu chưa được
chín nên chúng tôi bị bệnh tiêu chảy".
Tình bạn nảy nở giữa Quang và Hoagland không phải là duy nhất. Trần
Trọng Trung, 22 tuổi, và Henry (Hank) Prunier, Zi tuổi, cũng xây dựng
được một tình bạn. Họ nói với nhau bằng tiếng Pháp và vốn tiếng Việt sơ
đẳng của Prunier. Trung có rất nhiều câu hỏi cho Prunier, ví như Roosevelt
là ai, và hai người đã dành nhiều thời gian để trò chuyện. Trung dạy cho
Prunier "hát một khúc ballad quân hành", bài hát này sau đó trở thành quốc
ca Việt Nam. Điều đó rõ ràng làm cho chàng trai Mỹ được nhiều người Việt
Nam trong doanh trại quý trọng.
Trong sáu ngày đầu tháng 8, người Việt Nam và người Mỹ cùng nhau dựng
trại huấn luyện. Trong khi người Việt tập trung dựng "những toà nhà" -
thường không nhiều hơn bốn bức tường, một mái tranh và một cái nền - thì
người Mỹ tập trung vào nội thất của ngôi nhà mới. Họ làm vội những chiếc
giường ngủ, bàn ghế và vách ngăn. Trong vòng một tuần, trại huấn luyện
gồm 3 doanh trại dành cho binh lính người Việt, một doanh trại dành cho
lính OSS, một phòng họp, một nhà bếp, một kho hàng, một trạm xá và "trụ
sở" liên lạc, một trường bắn rộng 150 thước Anh(1), và một khu vực huấn
luyện ngoài trời. Cuối bãi huấn luyện có một cây cao được dùng làm cột
treo cờ Việt Minh: một ngôi sao vàng ở giữa nền đỏ. Những tân binh trẻ
người Việt tham gia huấn luyện quân sự (do người Mỹ huấn luyện) và huấn
luyện chính trị (do Việt Minh huấn luyện) vui sướng được ở đó.