___________________________
CHÚ THÍCH
(1) Xin cám ơn Rosann Martin đã cung cấp thư và ảnh cá nhân.
(2) Về trục trặc trong khâu xin thị thực, ngày 18-12-1957, Brandes viết
cho Ẩn: “Gửi ông Ẩn. Chúng tôi rất vui khi ông đã đến được nước Mỹ để
học. Ngay cả khi chia tay ông tại phi trường ở Sài Gòn, chúng tôi cũng
không chắc là ông sẽ đi suôn sẻ”.
(3) Nguyên Thái, Is South Vietnam Viable? (Manila, Philippines: Nhà
xuất bản Carmelo and Bauermann, 1962), trang 209; William Colby, Lost
Victory: A Firsthand Account of America's Sixteen-Year Involvement in
Vietnam (New York: Nhà xuất bản Contemporary Books, trang 39).
(4) Robert Shaplen, The Lost Revolution (tái bản có sửa chữa, Nhà
xuất bản Harper & Row), trang 158.
(5) A. I. Langguth, Our Vietnam: The War, 1954-1975 (New York:
Nhà xuất bản Simon & Schuster, 2000), trang 105.
(6) “May mà ông đã không thể đi sớm hơn, bởi nếu như vậy thì ông đã
không được nhìn cha mình lần cuối trước khi ông ấy nhắm mắt”, Mills
Brandes viết cho Ẩn vào ngày 18.12.1957. “Ông đã nói với chúng tôi về sự
kính trọng của mình dành cho cha. Chúng tôi cũng có sự kính trọng tương
tự. Hy vọng rằng cái chết của thân phụ sẽ không tạo ra sự đau khổ lâu dài
cho ông và gia đình ông”.
(7) Phỏng vấn ông Mai Chí Thọ. Ẩn nghĩ rằng số tiền này là mượn từ
một chủ đồn điền cao su giàu có. Ông Ẩn cũng nhận được một khoản phụ
cấp khiêm tốn từ Sở Thuế quan và Tổ chức Á Châu cũng có hỗ trợ.
(8) Trên thực tế, khi liệt kê danh sách tất cả các sinh viên quốc tế nhập
học tại Trường Orange Coast (OCC) vào học kỳ mùa thu 1957, tờ báo của
sinh viên đã không đề cập đến Phạm Xuân Ẩn từ Việt Nam. Bài viết
“Orange Coast Gains Students from Many Other Countries”, Barnacle,
11.10.1957.