dồi kỹ năng viết phóng sự.(7) Ẩn lôi cuốn sách ấy từ thư phòng nhà ông và
chỉ cho tôi những phần quan trọng, đầu tiên là điệp viên huyền thoại
Richard Sorge của Liên Xô, phóng viên chính thức của bốn tờ báo trong
thời gian làm việc dưới vỏ bọc tại Nhật Bản từ năm 1933 tới 1942. vỏ bọc
của Sorge giúp ông có thể vào Đại sứ quán Đức, nơi ông tạo dựng được
những mối quan hệ đầy giá trị với nhiều đời đại sứ liên tiếp và những người
này đã trở thành nguồn tin quan trọng của ông. “Điều đó rất quan trọng”,
Ẩn nói với tôi. “Nhưng còn quan trọng hơn đó là Sorge đã sơ suất, bị bắt và
rồi bị người Nhật treo cổ. Đó là kết cục mà tôi luôn sợ mình sẽ gặp phải”.
Vào ngày 5 tháng 11 năm 1964, Richard Sorge đã được truy tặng danh hiệu
Anh hùng Liên Xô.
“Nghề tôi có hai cái kỵ”, Ẩn nói với người Việt Nam viết hồi ký cho
ông. “Nếu bị bắt, không ữốn được (nếu trốn được thì tốt), nhưng nếu không
sống được thì phải kể là chết. Cái cần giữ không phải xác anh. Xác anh kể
là chết, nhưng không được tiết lộ nguồn tin. Không khai báo đã đành, ngay
khi những gi địch đã biết, anh có thể nhận, nhmg tuyệt đối phải bảo vệ
người cung cấp tin. Thứ hai là cái gì lấy được rồi, giấu tuyệt đối”. (8)
Cuốn sách của Ẩn chứa đầy những ký hiệu đánh dấu các đoạn văn viết
về việc gặp gỡ với liên lạc viên tình báo. “Vì lý do an ninh, các cuộc gặp
nên diễn ra nơi công cộng có khá đông người. Hai người mà hẹn gặp ở
những nơi ít người qua lại thì dễ bị theo dõi, và nếu một người bị hại thì
người kia cũng tự động lâm nguy. Ở những nơi đông đúc - trong quán rượu,
nhà hát, địa điểm thi đấu thể thao, nhà ga chính - hai bên có thể dễ dàng liên
lạc mà không gây chú ý. Thông tin có thể được trao đổi hai chiều theo nhiều
cách mà cả hai người chẳng cần nói chuyện với nhau”. (9) Một phần khác
nói về loại mực mất dấu và các kỹ thuật ngụy trang.
Ẩn chọn cách giấu các cuộn phim bên trong các miếng chả trứng cuốn
hoặc nem chua (thịt sống được gói trong lá chuối), nhưng các điệp viên
khác thì chọn phương cách khác. “Đối với tài liệu viết băng nước trà trên