tiếp xúc trực tiếp với nguồn thông tin mà anh ta tìm kiếm; nhưng nếu điều
này không thể, thì nó sẽ cung cấp cho anh ta thời gian và cơ hội để thực
hiện việc tiếp xúc gián tiếp”. Điều này cho thấy tại sao Ẩn cho rằng các
điệp viên của bác sĩ Trần Kim Tuyến cần phải coi trọng việc tạo vỏ bọc:
“Nếu anh coi vỏ bọc chỉ là một nghề giả, một nghề mà anh không thực sự
thông thạo, một công việc mà anh không thực sự làm, thì anh sẽ chết, bởi
như vậy anh, chẳng có vỏ bọc nào cả”.
Ẩn không chỉ giỏi kỹ năng phân tích dữ liệu; ông còn rất giỏi về tổng
hợp sách, như cuốn Chiến tranh Hiện đại: Một cách nhìn của Pháp về
chống quân nổi ảậy (Modern Warfare: A French View of
Counterinsurgency, 1961), cuốn sổ tay hướng dẫn cách đối phó với các
chiến thuật lật đổ chính quyền mà quân cách mạng áp dụng. Ông cũng
thường xuyên tham khảo bản xuất bản năm 1940 của cuốn Cội rễ của chiến
lược: 5 bài học quân sự kinh điển vĩ đại nhất mọi thời đại (Roots of
Strategy: The 5 Greatest Military Classics of All Times) do Chuẩn tướng T.
R. Phillips soạn. Bộ sưu tập những tài liệu quân sự kinh điển có ảnh hưởng
lớn nhất trước thế kỷ 19 còn có Binh pháp của Tôn Tử; Thiết chế quân sự
của người La Mã ( The Military Institutions of the Romans) của Vegetius;
Mộng tưởng của tôi về nghệ thuật chiến tranh (My Reveries upon the Art of
War) của Đại thống chế Maurice de Saxe; Chi thị của Frederick Đại đế dành
cho các tướng của ông ta (The Instruction of Frederick the Great for His
Generals); và Châm ngôn quân sự của Napoleon (The Military Maxims of
Napoleon).
Lấy cuốn sách nhàu nát từ trên kệ ở thư phòng, Ẩn hướng sự chú ý của
tôi tới các sách của Tôn Tử và Maurice de Saxe. Mở một mục trong cuốn
của Tôn Tử, Ẩn bảo tôi đọc đoạn văn sau đây: “Ta ngụy trang thật khéo
khiến địch không tìm ra tung tích thì dù gián điệp có vào sâu trong đội hình
cũng không biết rõ được quân ta, kẻ địch khôn ngoan mấy cũng chẳng biết
cách đối phó với quân ta. Căn cứ vào sự thay đổi tình hình của địch mà vận
dụng linh hoạt chiến thuật, dù có bày sẵn thãng lợi trước mất chúng cũng