PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO X6 - Trang 204

Câu hỏi về việc Ẩn có phải là một điệp viên với nhiệm vụ gây nhiễu

thông tin hay không, tức là thận trọng tung tin thất thiệt để đánh lạc hướng
kẻ thù của đất nước, chưa bao giờ được chứng thực dù đã có nhiều nỗ lực
điều tra và lời cáo buộc.(10) Đến nay thì đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm
nhất, nếu không muốn nói là vấn đề trung tâm nhất liên quan tới vỏ bọc của
Ẩn - liệu ông ta khi đưa tin về cuộc chiến có nghiêng theo hướng có lợi cho
Cộng sản? Cáo buộc này ban đầu do Arnaud de Borchgrave đưa ra trong
cuộc điều trần trước tiểu ban Thượng viện do Thượng nghị sĩ Jeremiah
Denton, một cựu tù binh trong chiến tranh Việt Nam, làm chủ tịch. Theo
Borchgrave, “ông ta [Ẩn] có nhiệm vụ tung tin thất thiệt để đánh lạc hướng
Đại sứ quán Mỹ và các đồng nghiệp nhà báo”.(11)

Các cựu đồng nghiệp làm việc gần gũi với Ẩn nói rằng ông chưa bao

giờ cung cấp thông tin thất thiệt. “Với uy tín của ông ta”, Roy Rowan, cựu
trưởng chi nhánh Time, nhấn mạnh rằng ông chưa bao giờ “lừa đối các
phóng viên của chúng tôi về diễn tiến của cuộc chiến”. (12) Time sau đó đã
thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ và không phát hiện ra chứng cứ nào cho
thấy Ẩn đã viết bài bóp méo sự thật. Tôi đã tiến hành phân tích kỹ lưỡng
các ghi chép tỉ mỉ của Robert Shaplen về những cuộc nói chuyện với Ẩn và
không phát hiện ra điều gì củng cố cho cáo buộc rằng Ẩn từng nỗ lực tung
tin thất thiệt hoặc thậm chí là một diễn dịch sai để có thể quy kết là thân
Cộng. “Báo chí là một nghề mà tôi đã làm việc rất nghiêm túc”, ông Ẩn
khẳng định cho tới ngày cuối cuộc đời. “Đó là lý do giải thích tại sao không
ai nghi ngờ tôi và tại sao tới nay tôi có rất nhiều bạn bè. Tất cả những gì tôi
làm là phục vụ nghề nghiệp của tôi và phụng sự đất nước tôi, và những
người công tâm đều biết điều đó”. (13)

Mối quan hệ trong nghề gần gũi nhất của Ẩn là với Bob Shaplen,

người từ năm 1962 đến 1978 đóng tại Hồng Kông trong vai trò phóng viên
thường trú vùng Viễn Đông của tờ New Yorker, đưa tin về Chiến tranh Việt
Nam và các nước khác ở châu Á. Những lúc ở Sài Gòn, ông thường xuyên
trú tại phòng 307 khách sạn Continental. Từ cửa sổ và ban công phòng
khách sạn, ông có thể nhìn thẳng sang tòa nhà Quốc hội; bên phải ông và
nằm phía bên kia đường là tiệm Givral. Nhà nhân chủng học Gerald Hickey

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.