Nam, tôi cảm thấy khó hiểu khi ông ấy viết rằng 'Ẩn đã biến các phóng viên
Time thành những điệp viên vô tình cho Hà Nội.'“ Thư của McCulloch,
không được đăng.
(67) Trường hợp này cũng được bàn đến trong bài “Tầm vóc nhà tình
báo cách mạng Phạm Xuân Ẩn”. “Người của Phủ Đặc ủy Trung ương tình
báo hằng ngày đến theo dõi, ghi âm những ai phát ngôn 'có lợi cho cộng
sản’. Ông Ẩn có thể đoán được ai là 'thân Cộng' và thường âm thầm bảo vệ
bằng cách nói to lên, lấn át tiếng nói của người đó. Kết quả là những cuốn
băng ghi âm 'những chuyên quan trọng' đều không nghe thấy gì ngoài tiếng
nói của Phạm Xuân Ẩn”. http://www.vnn.vn/psks/2005/04/412007.
(68) Lost Over Laos, trang 69.
(69) Những người khác được Tuyến chiêu mộ còn có Nguyễn Bá
Vương, Lê Văn Tư và Nguyễn Văn.
(70) Đáp lại cuộc tiến quân vào Campuchia năm 1970 của Nixon,
Quốc hội đã ra luật chống bất cứ cuộc tiến quân xuyên biên giới nào của lực
lượng mặt đất Mỹ, điều đó có nghĩa là bất cứ cuộc tiến quân nào vào Lào về
sau sẽ do Quân lực VNCH tiến hành với sự yếm trợ của không quân và
pháo binh Mỹ đóng tại Nam Việt Nam. Với sự thành công của chiến dịch
tấn công vào Campuchia và việc đóng cửa cảng Sihanoukville, Đường mòn
Hồ Chí Minh ở Lào trở thành mục tiêu kế tiếp trong các kế hoạch chiến đấu
của VNCH và Mỹ nhằm cắt đứt hoạt động chi viện vào miền Nam Việt
Nam. Đường mòn Hồ Chí Minh là một mạng lưới đường sá có tổng chiều
dài khoảng 2.500 km chạy dọc cán chảo Lào và song song với đường biên
giới dài 1.000 km giữa hai nước. Bắc Việt thâm nhập và chi viện vào vùng
Cao nguyên Trung phần theo Đường mòn này thông qua lãnh thổ Lào và
Campuchia.
(71) Lost Over Laos, trang 99.
(72) “Ghi chép”, Hộc 91, Tệp 20, Tài liệu của Shaplen.
(73) Cao Văn Viên và Đồng Văn Khuyên, Reflections on the Vietnam
War (Washington, DC: Trung tâm Lịch sử Lục quân Mỹ, 1980), trang 100-
1.
(74) Hộc 93, Tài liệu của Shaplen.