(56) Tet! trang 142: “Một đơn vị 12 người thuộc tiểu đoàn C-10 đi trên
hai xe dân sự tiến tới cổng của Sở chỉ huy Hải quân vào lúc 3 giờ sáng.
Theo một thành viên còn sống của đơn vị, những lính đặc công này được
lệnh đánh chiếm sở chỉ huy và đợi hai tiểu đoàn quân Việt Cộng từ bên kia
sông Sài Gòn sang. Những kẻ tấn công khai thông một lỗ trên tường chốt
gác nhưng ngay lập tức bị chặn lại từ phía bên trong. Chỉ sau năm phút đầu
tiên, tất cả đều bị giết ngoại trừ hai người. Các tiểu đoàn bên kia sông
dường như là chuyên hoang đường. Không hề có dấu vết của họ”.
(57) A General of the Secret Service, trang 96.
(58) Phỏng vấn Tu Cang; câu chuyện này cũng xuất hiện trong cuốn A
General of the Secret Service, trang 96-97.
(59) Dangerous Company, trang 138-139.
(60) “Reds Showed No Mercy in Slaying 4 Newsmen”. Tạp chí Time,
10-5-1968. Một phóng viên, là Frank Palmos, 28 tuổi, là nhà báo tự do
người Úc, đã trốn thoát và kể lại câu chuyện.
(61) Sách đã dẫn.
(62) Phỏng vấn Ẩn và được Rufus Phillips chứng thực.
(63) William C. Westmoreland, A Soldier Reports (New York: Nhà
xuất bản Doubleday, 1976), trang 103.
(64) Ẩn nói với Bob Shaplen vào tháng 3-1965: “Ẩn - trong số 260 ấp
chiến lược ở Long An, chỉ có chừng 30 cái là còn tạm ổn. Stillwell cho rằng
phải mất sáu tháng để làm sạch riêng vùng Long An và đó là một ước tính
lạc quan”. Ghi chép trong chuyến đi tháng 2 và 3-1965, Hộc 91, Tài liệu
của Shaplen.
(65) Zalin Grant, thư gửi biên tập viên, tạp chí New Yorker, 4-7-2005,
trang 6. Các blogger bảo thủ cáo buộc Ẩn “ăn tiẻn người Mỹ rồi giúp giết
người Mỹ”. Ông ta là “một kẻ phản bội và là một tên gián điệp với những
nỗ lực tàn ác của mình đã giúp gây ra cái chết và tàn tật của hàng ngàn
người”.
(66) “Với ông Grant, ông ấy cũng chia sẻ một điểm chung với ông Ẩn:
Tôi cũng thuê ông ấy làm việc cho văn phòng Sài Gòn. Với việc ông Grant
có kinh nghiệm trong vai trò là một sĩ quan tình báo của Lục quân tại Việt