T
ôi sẽ nhìn thẳng vào mắt họ và nói - được rồi, bây giờ các ông muốn
làm gì tôi? Tôi là con địa chủ miền Nam đấy.(1)
Phạm Xuân Ẩn nói với Robert Shaplen, tháng 4 năm 1975
VAO LÚC MƯỜI GIỜ BA MƯƠI sáng ngày 5 tháng 2 năm 1975,
nhằm ngày 25 tháng 12 âm lịch, một chiếc Antonov AN-24 cất cánh từ sân
bay quân sự Gia Lâm ở Hà Nội tới Đồng Hới, một thị xã cảng cá nhỏ nằm
cách chừng năm trăm cầy số về phía nam. Trên máy bay là tướng bốn sao
Văn Tiến Dũng, người đã từng làm việc bên cạnh một tướng bốn sao khác
của Bắc Việt, vị tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ông Dũng là Tổng tham
mưu trưởng Quân đội từ năm 1953, và ở độ tuổi 56, lúc này ông là thành
viên trẻ nhất của Bộ Chính trị.(2)
Các phương thức nghi binh và bí mật cao độ đã được triển khai cho
chuyến đi của ông Dũng. Tài xế chiếc xe hơi Volga do Nga sản xuất thường
chở ông Dũng đi làm được lệnh chạy hai chuyến đi về giữa tư dinh ông
Dũng và tổng hành dinh của quân đội như thường lệ. Lính tráng vẫn được
lệnh chơi bóng chuyền như mọi ngày trước nhà ông. Báo chí tại Hà Nội đưa
tin về các hoạt động được cho là của ông Dũng mấy tuần sau khi ông đã đi
khỏi Hà Nội.(3) Ông Dũng thậm chí còn chuẩn bị các hộp quà Tết có chữ
ký của ông với ngày tháng được ghi lùi lại để gửi qua bưu điện trong thời
gian ông đi vắng, ông cũng ký trước vào các bức điện chúc mừng các ngày
kỷ niệm của quân đội Liên Xô và Cộng hòa Dân chủ Đức vào tháng 2 và
Mông Cổ vào tháng 3 năm 1975, để có thể gửi đi vào ngày thích hợp.
Tướng Dũng và Tướng Giáp sử dụng bí danh trong các bức điện được mã
hóa: ông Dũng được gọi là Tuấn, còn ông Giáp là chiến.(4)
Tại Đồng Hới, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cùng một đội xe của sở
chỉ huy Đoàn 559 ra đón ông Dũng, ông Dũng sau đó được đưa tới sông
Bến Hải, rồi lên thuyền máy; vào chiều muộn của cái ngày rất lạnh hôm đó,
họ tới tổng hành dinh của Đoàn 559 nằm ở phía tây Gio Linh.