Ẩn cũng chia sẻ với Shaplen những suy nghĩ của ông về chiến lược
của Cộng sản sau Hiệp định Paris: “Bầy giờ họ sẽ tìm cách làm bạn với Mỹ
- tấn công bằng ngoại giao - và sau đó sẽ hất cẳng Thiệu. Tấn công ông ta
từ cả ba phía, chính trị, kinh tế và ngoại giao. Có lẽ phải mất nhiều năm.
Nếu Quân lực Việt Nam Cộng hòa không châm ngòi trước. Phương cách
hiện tại là tuân thủ hòa ước. Bây giờ họ đã có tư cách pháp nhân và sẽ
không sẵn sàng hoặc quá nóng vội vi phạm hiệp định. Tiếp tục dồn sức vào
vùng nông thôn và tận dụng thời gian để đắc nhân tâm thông qua tiến trình
hòa giải và hòa hợp. Các đồ thị sẽ rơi vào tay họ sau đó - trong khi đưa
người về nông thôn - vào mùa mưa - và giữ họ ở đó”.
Ông Ẩn nói với Shaplen rằng từ góc độ của Cộng sản, “thực hiện toàn
bộ hiệp định là điều họ muốn, không nghi ngờ gì nữa… Chính phủ miền
Nam chủ trương trĩ hoãn. Họ muốn giữ nguyên hiện trạng hoặc tiến hành
bầu cử theo điều kiện của họ mà Cộng sản sẽ không chịu. Thái độ của họ là
Bắc Việt và Mỹ đẩy họ vào thế đã rồi, một nền hòa bình tàn bạo, vì thế họ
sẽ giữ nguyên hiện trạng trong khả năng của mình để củng cố vị thế…
Nhưng cũng có rất nhiều vấn đề nội tại ở đây, và đó là một lý do nữa khiến
chúng ta không thể thương lượng. Các khó khăn về kinh tế, chính trị và
quân sự, tham nhũng, các khó khăn về xã hội - phải giải quyết rốt ráo những
điều này thì chúng ta mới có thể đối phó với phía bên kia”.
Có lẽ một khía cạnh của Hiệp định Paris khiến Thiệu đau đớn nhất là
thỏa thuận ngừng bắn tại chỗ, cho phép quân đội miền Bắc được ở lại miền
Nam. Tháng 10, Henry Kissinger trở lại sau chuyến thăm Phnom Penh và đi
thẳng tới gặp ông Thiệu, lúc này đang trong trạng thái rất căng thẳng và đầy
xúc động. “Giờ các ông đã công nhận sự có mặt của quân đội Bắc Việt ở
đây; nhân dân miền Nam Việt Nam cho rằng chúng tôi đã bị Mỹ bán đứng
và Bắc Việt đã tháng”, Thiệu nói với Kissinger.
Làm sao có thể yêu cầu ông ta chấp nhận sự có mặt của từ đến 300.000
quân Bắc Việt - “nếu chấp nhận hiệp định với những điều khoản như thế,
chúng tôi sẽ tự sát”. Chỉ lên tấm bản đồ treo trên tường, ông Thiệu nói:
“Mất một nước nhỏ như Việt Nam Cộng hòa thì có hề hấn gì với Mỹ? Đối
với các ông, chúng tôi chỉ lớn hơn một dấu chấm trên bản đồ thế giới. Nếu