các ông muốn từ bỏ cuộc chiến, chúng tôi sẽ chiến đấu một mình cho đến
khi nào cạn hết nguồn lực, và lúc đó chúng tôi sẽ chết… Đối với chúng tôi,
sự lựa chọn là giữa sống và chết. Đối với chúng tôi, đặt bút ký vào bản Hiệp
định chẳng khác nào sự đầu hàng, là chấp nhận một bản án tử hình, bởi
cuộc sống không có tự do ĩà cái chết. Không, còn tồi tệ hơn cả cái chết. (14)
Vấn đề còn xấu đi khi Henry Kissinger để lại cho nhà lãnh đạo
Campuchia Lon Nol ấn tượng sai rằng một thỏa thuận đã được ký kết và
Thiệu đã chấp nhận bản Hiệp định. Lon Nol vốn sôi nổi liền mở sâm banh
ăn mừng: “Cuối cùng thì hòa bình đã đến. Chúng ta phải uống để mừng cho
điều đó và chúc mừng Tiến sĩ Henry Kissinger về sứ mệnh của ông”. Các
đầu mối của Ẩn một lần nữa tỏ ra là tốt nhất thành phố; Shaplen đã ghi lại
lời ông: “Ẩn nói rằng Nguyễn Văn Thiệu đã gửi thư đi. Còn nói với Henry
Kissinger - chúng tôi chết bây giờ hoặc sáu tháng sau thì cũng chẳng có gì
khác nhau cả. Còn nói Alexander Haig không tán thành, như thế tốt hơn…
Thiệu sẽ chống lại hiệp định, vận động và đòi Hà Nội phải ký với ông ta…
Henry Kissinger đã nói dối với Lon Nol”. (15)
Ẩn đã báo cáo ra Hà Nội về sự bất đồng giữa Kissinger và Thiệu, và
về sau ông nói với tôi rằng đó là lý do tại sao phóng viên Amaud de
Borchgrave của Newsweek được mời tới Hà Nội để có cuộc phỏng vấn độc
quyền với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. De Borchgrave thậm chí không xin
phỏng vấn, nhưng Hà Nội nhìn thấy một cơ hội khiến Henry Kissinger bối
rối trước mặt những người thuộc chính quyền Nam Việt Nam. Bài phỏng
vấn trên tờ Newsweek số ra ngày 23 tháng 10 dẫn lời ông Đồng nói rằng
một bản hiệp định đã được thỏa thuận xong và lễ ký kết dự định diễn ra tại
Paris vào ngày 31 tháng 10. Hà Nội cũng công bố toàn văn bản dự thảo,
vốn đang được đàm phán giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Ông Đồng đề cập
đến một “liên minh chuyển tiếp” và nói rằng các sự kiện đã diễn ra nhanh
khiến ông Thiệu không bắt kịp. Cuộc phỏng vấn với ông Phạm Văn Đồng
là nhằm đưa ra công luận, đặc biệt là dư luận ở Mỹ, một sự đã rồi; nhằm
phơi bày ý đồ xấu xa của Richard Nixon và Henry Kissinger trong quá trình
tìm kiếm hòa bình; và để chứng tỏ với Liên Xô và Trung Quốc rằng Hà Nội
đang thực lòng muốn tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ và xứng đáng tiếp