kéo cả ngôi nhà sập xuống cùng với ông ta. Sau tôi là cơn hồng thủy”, Ẩn
nói.(38) “Không gì có thể bào chữa cho cuộc sống của chúng ta. Cái thực tế
rằng chúng ta đang sống chẳng mang ý nghĩa gì cả”, Nguyễn Hưng Vượng
nói với Shaplen.
Tổng thống Thiệu lúc này đã ra tuyên bố từ chức, nói với các cố vấn
thân cận nhất rằng tình hình quân sự giờ đây đã hết hy vọng và rằng việc
tiếp tục tại vị của ông có thể được coi là một sự cản trở đối với giải pháp
hòa bình. Vào ngày 25 tháng 4 năm 1975, ông bước lên chiếc máy bay C-
118, số đuôi 231, từ Tân Sơn Nhứt đi Đài Bắc. Các lời đồn sau đó cho rằng
ông Thiệu đã mang theo hơn hai mươi tấn vàng trong kho dự trữ quốc gia.
Phó Tổng thống Trần Văn Hương tiếp nhận ghế tổng thống.
***
THÁNG 4 ĐẾN với đầy những nỗi âu lo trong lòng Ẩn về an nguy của
gia đình và bè bạn. Ông biết thời gian không còn nhiều. “Tôi chưa bao giờ
nghĩ rằng mình sẽ đi Mỹ, nhưng tôi phần vân không biết là có nên để vợ
con ra đi hay không. Tôi không nhận được thông tin nào từ Hà Nội, không
có sự chỉ dẫn nào, và tôi cũng chịu áp lực từ tờ Time là phải đưa ra quyết
định. Tất cả bạn bè đều muốn giúp đỡ tôi, chứ không chỉ riêng tờ Time, có
rất nhiều người tốt bụng. Malcom Browne đề nghị đưa tôi vào đanh sách
của New York Times dù tôi làm việc cho một tờ báo đối thủ; một đại diện
của Reuters đến tiệm Givral đề nghị giúp tôi và gia đình xuất ngoại. Jim
Robinson, người từng làm việc cho đài NBC, mời tôi và gia đình đi cùng
chuyến bay do ông thuê. Rồi đến ngày 22 tháng 4, Bob Shaplen bảo tôi đã
đến lúc phải quyết định, vĩ an nguy của vợ con. Tôi bảo được rồi, cho tôi
một ngày để suy nghĩ”.
Ẩn không bao giờ có thể bỏ lại mẹ già ở Sài Gòn, nhưng ông lo rằng
đảng có thể chỉ đạo ông di tản cùng người Mỹ. Điều đó có nghĩa là ông sẽ
tiếp tục sứ mệnh của mình tại Mỹ, một điều đối với cá nhân ông chẳng có ý
nghĩa gì cả. Để dự phòng cho mọi tình huống, ông đã tìm cách liên hệ với
người em trai ở Cần Thơ, cách Sài Gòn về phía nam vài giờ chạy xe, để