PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO X6 - Trang 257

Nam Cộng hòa những phương tiện mà họ cần hòng chặn đứng cuộc tấn
công. Thế là ông Ford đã cử Tham mưu trưởng Lục quân - Tướng Fred
Weyand - tới Việt Nam để xem xét tình hình và đề xuất các bước đi trong
tương lai. Weyand thăm Việt Nam từ ngày 27 tháng 3 tới 4 tháng 4 năm
1975, điều này có nghĩa là ông đã chứng kiến sự kiện Đà Nẵng thất thủ vào
ngày 30 tháng 3.

Cấp tốc trở về Mỹ để họp với Tổng thống Ford tại Palm Springs vào

ngày 5 tháng 4, Weyand đồng ý rằng Mỹ còn nợ Việt Nam Cộng hòa lời
hứa làm tất cả mọi điều có thể để giúp họ bổ sung nguồn lực nhằm đối phó
với cuộc tổng tấn công hiện nay. “Chúng ta đến Việt Nam trước hết là để
giúp đỡ dân miền Nam Việt Nam - chứ không phải chống lại người Bắc
Việt. Chúng ta chìa tay ra với dân miền Nam và họ đã nắm lấy. Giờ đây họ
đang cần bàn tay giúp đỡ ấy hơn bao giờ hết”. Weyand đề nghị bổ sung một
ngân khoản 722 triệu đôla viện trợ quân sự tối thiểu nhằm đối phó với cuộc
xâm lược hiện nay. “Viện trợ bổ sung của Mỹ nằm trong tinh thần và mục
đích của Hiệp định Paris, vốn vẫn còn là một khuôn khổ thực tế cho giải
pháp hòa bình ở Việt Nam”. Kết luận của ông là “tình hình quân sự hiện tại
rất nguy ngập, và khả năng Nam Việt Nam tồn tại trong hình hài một đất
nước bị cất cụt tại các tỉnh miền Nam là rất thấp.(33)

Trong lần cầu viện cuối cùng, Tổng thống Thiệu đã chấp bút viết một

lá thư cá nhân gửi tới người đàn ông mà ông ta chưa từng gặp mặt, Tổng
thống Gerald Ford. “Ý định của Hà Nội về việc sử dụng thỏa thuận Paris để
phục vụ cho một cuộc xâm chiếm miền Nam Việt Nam bằng quân sự là
điều chúng tôi đã biết rõ ngay từ khi đang đàm phán Thỏa ước Paris… Lúc
đó chúng tôi đã nhận được những lời cam kết chắc chắn rằng Mỹ sẽ trả đũa
một cách nhanh chóng và mãnh liệt đối với bất kỳ hành động nào vi phạm
tới thỏa thuận… Chúng tôi coi những lời hứa đó là những đảm bảo quan
trọng nhất của Thỏa ước Paris; và những lời hứa đó giờ đây đã trở nên tối
quan trọng đối với sự sống còn của chúng tôi”.

Cuộc tấn công cuối cùng vào Sài Gòn sắp sửa bắt đầu. Buổi chiều

ngày 7 tháng 4, một chiếc xe gắn máy chở ông Lê Đức Thọ, người đã chủ
trì lễ kết nạp Phạm Xuân Ẩn vào Cộng sản hai mươi năm về trước, chạy tới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.