ông cười to và nói, “Nói đùa nhưng cũng là thật, bây giờ mình có cho kẹo
thì người Mỹ cũng không quay trở lại”. (25)
Nghị quyết kết thúc hội nghị tại Hà Nội tuyên bố, “Chưa bao giờ ta có
điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược
to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở
miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”. (26)
***
ĐẠI TƯỚNG DŨNG đang trên đường đến Ban Mê Thuột vào đêm
giao thừa Tết Ất Mão 1975. Dừng chân tại sở chỉ huy Sư đoàn 470 công
binh xây dựng đóng ở Ia Drang, ông Dũng cùng ăn với những người lính
của mình, trong bữa sáng Tết cổ truyền có bánh chưng và thịt.(27) Chặng
cuối của hành trình đưa ông Dũng đi xuyên qua khu thung lũng rậm rạp, mù
sương ở phía tây Ban Mê Thuột, nơi ông thiết lập sở chỉ huy cho chiến dịch
sắp tới. “Chúng tôi ở trong rừng rậm, kề bên một khu rừng khôộc, loại cây
có lá khi rụng tạo thành một tấm thảm vàng óng”. Mục tiêu sẽ là Ban Mê
Thuột, thủ phủ tỉnh Darlar ((Tên chính thức dưới thời Việt Nam Cộng hòa,
bao góm một phần của tỉnh Đắk Lắk ngày nay -ND) “là đô thị đẹp nhất
trong số các thành phố cao nguyên, nơi có những người dân tộc Ê Đê mặc
trang phục thêu sặc sỡ đi bộ trên đường phố, nơi vẫn còn khu nhà nghỉ đổ
nát của Hoàng đế Bảo Đại gợi lại những ngày xưa thanh bình khi ngài và
các đại thần tới đây săn bắn lợn lòi, nai và cọp ở những vùng đồi núi xung
quanh”. (28)
Những tuần sau đó là thời gian dành cho việc phối hợp và hoàn thiện
các kế hoạch chiến đấu. Trong những năm gần đấy, ông Dũng đã trở thành
nhân vật tiên phong trong việc biến quân đội Bắc Việt thành một cỗ máy
quân sự hiện đại.(29) Sau khi ký Hiệp định Paris, ông Dũng được giao
trọng trách tái xây dựng lực lượng quân sự miền Bắc và mở rộng mạng lưới
đường bộ dọc Đường mòn Hồ Chí Minh. “Sản phẩm từ các nỗ lực của ông
ta là một lực lượng 200.000 dân quân miền Bắc bảo vệ hậu phương và một
lực lượng chiến đấu xa gồm hai mươi hai sư đoàn với sự yểm trợ của hàng