Paris. Ông trở về Sài Gòn vào ngày 25 tháng 4 để được ở cùng cha mẹ già.
Tương tự Ẩn, ông không thể bỏ cha mẹ ở lại. Từ chối lời đề nghị di tản của
Đại sứ Graham Martin, Phong chẳng còn biết phải làm gì ngoài việc ngồi
đợi. Ông nghiêm chỉnh chấp hành việc đăng ký với chính quyền, chẳng hề
biết là mình sẽ chịu án tử hình, chung thân hay bản án nào nhẹ hơn. “Tôi
từng nghĩ rằng nếu ở tù năm, mười năm thì còn chịu được, nhưng mức hai
mươi năm thì ngoài sức tưởng tượng”. (6)
Ông Trần Văn Trà đã ban chi thị buộc tất cả các quan chức chế độ cũ
từ chánh sự vụ trở lên, và tất cả các sĩ quan quân đội, từ thiếu úy trở lên,
phải trình diện học tập cải tạo trong ba mươi ngày, từ tháng 5 đến tháng 6.
Những nhân viên dân chính và quân đội khác chỉ cần học tập bảy ngày tại
nơi cư trú. Sau khi kết thúc thời gian học ba mươi ngày, ông Phong và vô số
người khác không được trở về nhà, bất chấp chỉ thị nói trên của ông Trà. Lý
do là bởi lúc này các quan chức Hà Nội đã vào Nam và hủy bỏ lệnh của ông
Trà, dù ông Trà phản đối. “Người ta buộc chúng tôi phải hiểu rằng chúng
tôi sai quấy vì đã đánh phá và gây tội ác chống lại TỔ QUỐC”, ông Phong
nhớ lại. “Người ta không gọi chúng tôi là những người 'phản bội Tổ quốc’,
nhưng họ cũng úp mở cho chúng tôi hiểu rõ là đã tiếp tay với 'bọn tân đế
quốc Mỹ xâm lược', đem lại chết chóc và hủy diệt cho nhân dân và đất nước
Việt Nam. Chúng tôi không được biết có bị đưa ra tòa hay không, hay là có
bị xét xử trên căn bản nào hay không. Cũng không ai nói hình phạt dành
cho chúng tôi là thế nào, bao lâu, và cũng không ai cho biết thời hạn giam
giữ sẽ được phán quyết như thế nào, cho từng cá nhân hay một cách tập
thể”. (7)
Hành trình vào chốn vô định của Nguyễn Xuân Phong bắt đầu từ nhà
giam Thủ Đức vào tháng 6 năm 1975, nơi ông bị nhốt chung phòng với hai
mươi người khác. Sau vài tuần, tù nhân được lệnh tập trung trong sân trại
giam, rồi bị xích theo từng cặp và bị đẩy lên xe tải quân sự chở ra phi
trường. Máy bay đưa họ tới sân bay Gia Lâm gần Hà Nội, rồi sau đó chuyển
lên Trại A15, nơi được đặt biệt danh là Chi nhánh Hà Nội Hilton vì chỉ cách
Hà Nội và nơi giam giữ nhiều tù binh Mỹ năm mươi cây số. Phong và 1.200
phạm nhân đồng cảnh ngộ sẽ phải ở lại đây cho đến lúc có ai đó cho phép