Nhiều vòng hoa tại đám tang của Ẩn đã nói lên vai trò của ông trong
quá trình hòa giải. “Kính viếng người thầy yêu quý Phạm Xuân Ẩn, chúng
tôi sẽ nhớ mãi sự thông thái và tình hữu nghị của thầy”, là dòng chữ trên
vòng hoa của Dự án Việt Nam, Đại học Harvard; “Dành sự biết on sâu sắc
nhất của chúng tôi về những ý kiến tư vấn và lời khích lệ của ông”, - thông
điệp từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; và, tất nhiên, từ một
người bạn, “Với sự khâm phục và những ký ức đầy yêu thương đối với
Phạm Xuân Ẩn”, của Neil, Susan, Catherine và Maria Sheehan.
Phạm Xuân Ẩn được tôn kính và yêu mến tại Việt Nam vì đóng góp
của ông vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Sau khi ông qua đời vào
ngày 20 tháng 9 năm 2006, linh cữu của ông được quàn hai ngày cho công
chúng đến viếng trước khi một lễ tang với đầy đủ nghi thức quân đội được
cử hành, ông được an táng cạnh ông Ba Quốc và những nhà tình báo khác
trong một khu vực đặc biệt tại nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh.
Một bài viết trên báo Thanh Niên nhận xét rằng Phạm Xuân Ẩn “đã
làm được những việc ít có nhà tình báo cổ kim đông tây nào làm nổi…
Hiểu vì sao Phạm Xuân Ẩn được 'Việt Cộng’ dung nạp thì dễ, nhưng tôi
chắc còn lâu lãm chúng ta mới đánh giá hết về con người… và những điều
ông để lại”. Ông Tư Cang đã viết một bài thơ như sau để tưởng nhớ Ẩn, mà
theo tôi, như là một phép ẩn dụ về một cuộc chiến tranh và về một cuộc đời
mà vẫn còn rất ít người hiểu được:
Tiễn Bạn
Đời người tình báo thế là xong
Tinh dân nghĩa Đảng, nợ non sông
Làm trai trong suốt thời ly loạn
Anh thật xứng đanh một anh hùng.
Nay anh nằm đó, anh Hai Trung
Nhớ giọng anh cười, thật ấm lòng
Những lúc hiểm nguy căng sợi tóc
Vẫn nói, vẫn cười, vẫn ung dung.