tiếng Việt đều có tính chất đơn âm, nên cách viết đúng phải là Việt Nam,
Sài Gòn, Đà Nẵng và Hà Nội. Thời chiến tranh, người Mỹ nối hai âm tiết
của các địa danh này lại với nhau làm một. Để tránh gây bối rối, tôi sử dụng
hình thức phổ biến trong các tài liệu chính thức của Mỹ, đó là Vietnam,
Saigon, và Hanoi, nhưng bất cứ lúc nào có thể, tôi đều sử dụng kiểu từ đơn
âm cho các thành phố hoặc làng mạc khác xuất hiện trong câu chuyện,
chẳng hạn Cần Thơ. Tên riêng của người Việt thường được viết theo thứ tự:
họ, tên lót, rồi đến tên. Người Việt Nam thường được gọi theo tên, nên
Phạm Xuân Ẩn thường được gọi là Ẩn.
________________________
Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)
NHÀ BÁO TIME TỪ MỸ VỀ, PHONG CÁCH NGANG TÀNG, HÀO
HOA LẢNG TỬ, MÊ CHÓ, MÊ CHIM LÀ VỎ BỌC TUYỆT VỜI CỦA
PHẠM XUÂN ẨN
Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)
Nguyên Cụm trưởng Cụm tình báo H63 hoạt động trong Chiến tranh
chống Mỹ
Tôi phải công nhận Phạm Xuân Ẩn là bậc thầy về các phương thức che
mắt kẻ thù. Lúc đó tôi là Cụm trưởng Cụm tình báo H.63 từ Củ Chi vào Sài
Gòn để truyền đạt chỉ thị hoạt động cho Phạm Xuân Ẩn.
Anh ăn mặc sang trọng lái chiếc Renault-4, tôi ngồi bên cạnh, súng
ngắn trong túi, con chó bẹc-giê to tướng ngồi chễm chệ ở băng ghế sau.
Thời kỳ đó, ở Sài Gòn phổ biến thú chơi chim, chơi chó. Thấy hai
người ăn mặc đàng hoàng có dáng vẻ công chức bậc cao, ngồi ôtô, sau lưng
lại có con chó bẹc-giê to lớn, có ai nghĩ rằng đó là hai cán bộ tình báo của
cộng sản. Còn những tên an ninh mật vụ của Sài Gòn cũng như của cơ quan