- Thưa Giáo sư Larry Berman, sau cuộc gặp đầu tiên không hẹn trước
trong một bữa ăn tối, điều gì đã khiến ông muốn gặp lại Phạm Xuân Ẩn (và
còn gặp rất nhiều lần nữa)? Rồi sau đó, điều gì khiến ông có mong muốn
viết về cuộc đời của nhà tình báo?
Ông Ẩn đã giúp tôi hiểu nhiều về Việt Nam - về lịch sử và con người
Việt Nam. Càng gặp ông, tôi càng muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời đầy bí
ẩn của chính ông. Tôi rất quan tâm tới những trải nghiệm của ông ở Mỹ và
ấn tượng mà những trải nghiệm đó in hằn lên con người ông. Tôi cũng bị
mê hoặc và khâm phục bởi vai trò của ông trong cuộc chiến và những thách
thức mà ông đối mặt sau khi cuộc chiến trôi qua. Là một người viết sử về
cuộc chiến tranh này, tôi muốn sử dụng tiểu sử cuộc đời ông như là một
cánh cửa sổ để hiểu những sự phức tạp của cuộc chiến cũng như quá trình
hòa giải và bình thường hóa quan hệ, giữa các cá nhân và giữa hai nước.
- Sau khi vỏ bọc tình báo của Phạm Xuân Ẩn được công bố, nhiều nhà
báo đồng nghiệp và bạn cũ người Mỹ vẫn tiếp tục có quan hệ tốt với ông ấy
thậm chí có người còn ngưỡng mộ ông ấy và giúp đưa con trai ông ấy tới
học ở Mỹ. Điều đó thật kỳ lạ, nhung cũng có thể hiểu được bởi họ đã cùng
ông Ẩn sống với nhau trong một giai đoạn rất đặc biệt của lịch sử. Còn với
Giáo sư, ở chừng mực nào đó là người ngoài cuộc (ông và Phạm Xuân Ẩn
mới biết nhau gần đây), điều gì khiến Giáo sư nhanh chóng có một sự khâm
phục đối với “Điệp viên hoàn hảo”?
Chính xác là bởi tôi không quen Phạm Xuân Ẩn từ thời chiến tranh
nên ông mới muốn tôi viết về cuộc đời của ông. Ban đầu tôi đã phải vượt
qua nhiều cuộc kiềm tra nghiêm túc. Ông luôn nói “KHÔNG” khi tôi đề
nghị viết cuốn sách này, nhưng dần dần chúng tôi hiểu nhau hơn, và ông đã
trở nên tin tưởng tôi để có thể trao cho tôi câu chuyện cuộc đời ông. Ẩn
đánh giá cao cuốn sách của tôi, cuốn Không hòa bình, Không danh dự:
Nixon, Kissinger và sự phàn bội ở Việt Nam. Ông là một nguồn tin trong
cuốn sách ấy, và sau khi đọc xong, ông đã nói với tôi cùng những người
khác rằng đấy là một tài liệu công bằng và cân bằng về các cuộc đàm phán
bí mật giữa các ông Kissinger và Lê Đức Thọ. Khi sức khỏe xấu đi và cảm
thấy rằng cuộc sống mình không còn nhiều thời gian, ông đã gật đầu trước