PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO X6 - Trang 38

Ông cũng đã bộc bạch với người viết tiểu sử mình những hoàn cảnh

buộc ông phải từ chối những tiếp xúc ngay với những người thân, đồng đội
của mình sau ngày chiến thắng, để rồi chỉ còn biết khép kín giao tiếp của
mình bằng việc nghe đài nước ngoài như một thói quen nghề nghiệp… Cái
nghịch lý khác nghiệt ấy được viết ra để những nhà lãnh đạo phải suy nghĩ
về những đỏng chí của mình… Nhưng phài chăng đó cũng là một phần của
cái vinh quang tột đỉnh gắn với những chiến công trong chiến tranh của
“Điệp viên hoàn hảo” tựa như “mặt trái của tấm huân chương” hiểu theo
nghĩa một sự hy sinh cũng không kém phần “hoàn hảo”.

Trong lịch sử, ở những mức độ khác nhau, người ta có thể thấy Phạm

Xuân Ẩn chì là một trong nhiều chiến sĩ cách mạng đã lựa chọn con đường
giống như ông. Phải chăng đó cũng là một phần bi kịch của cuộc chiến
tranh mà “Điệp viên hoàn hảo” đã tham gia?

Thế nhưng, ở những trang sách khác, ta lại được thấy tấm ảnh Phạm

Xuân Ẩn chụp cùng ông Tổng lãnh sự Mỹ khi lên boong chiếc tàu chiến
đầu tiên của Mỹ cặp bến cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong một chuyến
thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào tháng 9-2003, để ông có dịp thổ lộ
“giờ thì tôi có thể thanh thản ra đi được rồi”.

Thêm nữa là tấm ảnh con trai của Phạm Xuân Ẩn với tư cách là phiên

dịch của Bộ Ngoại giao Việt Nam đứng cạnh Tổng thống Bush được in
trong sách đã nói lên được niềm mong ước lớn nhất vì nó mà “Điệp viên
hoàn hảo” của chúng ta đã tận hiến cuộc đời của mình trong sứ mệnh một
nhà tình báo chiến lược, đã trở thành hiện thực. Xin nhắc lại điều Phạm
Xuân Ẩn đã nói với Larry Berman trong lần gặp cuối cùng: “Ước nguyện
của tôi là như thế này: Chiến đấu cho tới lúc đất nước giành được độc lập
rồi sau đó tái lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Mỹ,
lúc bấy giờ thì tôi đã có thể nhắm mắt xuôi tay thật mãn nguyện vào bất cứ
lúc nào”. Như thế, với ông phần “chưa hoàn hảo” vẫn chỉ là một bi kịch -
lạc quan mà thôi. Như trên đã nói, đó chính là một phần của sự nghiệp một
nhà tình báo chiến lược, luôn tỷ lệ thuận với những vinh quang đã đạt tới.

Rất tiếc, khi Phạm Xuân Ẩn còn sống, tôi đã không có may mắn được

gặp “Điệp viên hoàn hảo” lừng danh để kể cho ông nghe hai câu chuyện mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.