PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO X6 - Trang 44

Ẩn hỏi về công việc nghiên cứu hiện tại của tôi trong khi chỉ ăn chiếu

lệ và hút thuốc lá liên tục suốt bữa tối. Lúc bấy giờ, tôi đang viết một cuốn
sách về Hòa đàm Paris giữa Henry Kissinger và đối thủ Cộng sản Bắc Việt
của ông ta, Lê Đức Thọ, dưới thời Tổng thống Nixon. Ông Ẩn liền đưa ra
những phân tích chi tiết và sâu sắc về quá trình đàm phán, qua đó cung cấp
cho tôi những thông tin và cách nhìn mới mẻ. Giữa lúc ông nói, tôi chợt
nhớ mình từng đọc đâu đó câu chuyện về một ký giả khả kính của tờ Time
hóa ra lại làm điệp viên cho Bắc Việt và ngờ ngợ rằng người đang ngồi đối
diện mình trong bữa tối chính là nhân vật kia(1).

Buổi tối hôm ấy, Ẩn không nói một lời nào về công việc tình báo của

mình mà chỉ nói rất chi tiết về vai trò là một phóng viên cho hãng Reuters
và tạp chí Time, ông hào hứng nói về nghề nghiệp của mình và lòng mến
phục dành cho rất nhiều người bạn trong làng báo Mỹ, đề cập đến rất nhiều
ký giả tên tuổi thời bấy giờ, trong đó có Robert Shaplen, Stanley Karnow,
Frances Fitz Gerald, Robert Sam Anson, Frank McCulloch, David
Halberstam, Henry Kamm và Neil Sheehan. Ông bảo rằng bạn bè của ông
không chỉ có trong làng báo, mà bao gồm cả những người của CIA như Lou
Conein, Đại tá Edward Lansdale và cựu giám đốc CIA William Colby,
người từng giữ chức Chỉ huy trưởng chi nhánh CIA ở Sài Gòn. Ống còn đề
cập tới nhiều chính trị gia và tướng lĩnh của chính quyền Nam Việt Nam,
như Tướng Trần Văn Đôn, Đại sứ Bùi Diễm, Tướng Dương Văn Minh,
thường được gọi là “Minh Cồ”, là vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam
Cộng hòa, và cựu Thủ tướng đồng thời là Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ,
người thường xuyên nhờ ông Ẩn tư vấn về gà chọi và huấn luyện chó.

Người bạn trong bữa tối của tôi dường như biết bất kỳ ai ở bất cứ

cương vị nào trong suốt cuộc chiến. Khi chia tay vào tối hôm đó, ông Ẩn
đưa tôi tấm danh thiếp, ở một góc có hình chú chó bẹc giê Đức và góc kia
có hình con gà chọi, rồi bảo tôi gọi điện lại vào ngày hôm sau để tiếp tục
nói chuyện về Hòa đàm Paris. Sau bữa tối, tôi được một người bạn là Lê
Khanh, đang làm việc cho Trung tâm Việt Nam tại Đại học Công nghệ
Texas và đã cùng gia đình trốn chạy khi Cộng sản chiếm Sài Gòn vào tháng
4 năm 1975, chỉ vài ngày sau khi vợ con ông Ẩn rời Sài Gòn để di tản tới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.