PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO X6 - Trang 65

thùng không đáy. Chúng ta đổ thêm vào - họ đều địch được. Tôi thấy chiến
sự diễn ra càng nhiều thì thương vong cho phía Mỹ càng tăng trong khi
viễn cảnh kết thúc chiến tranh thì chẳng thấy đâu”
. (6)

Phát biểu trước quốc dân vào ngày 31 tháng 3 năm 1968, Johnson đã

nói về khả năng đạt được hòa bình thông qua đàm phán và tuyên bố ngưng
một phần hoạt động ném bom. Ông đề nghị Hồ Chí Minh cùng tham gia
hành động hướng tới đàm phán để đạt được hòa bình. Nước Mỹ đang “sẵn
sàng gửi đại diện tới bất cứ diễn đàn nào, vào bất cứ thời gian nào, để thảo
luận về giải pháp chấm dứt cuộc chiến phiền toái này”
. Rồi trong một cử
chỉ hướng tới sự đoàn kết toàn quốc, tổng thống đã phủ nhận khả năng tái
tranh cử: “Tôi sẽ không tìm kiếm tư cách ứng viên và sẽ từ chối sự đề cử
của đảng trong việc ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa”.

Vào thời điểm Richard Nixon nhậm chức vào tháng 1 năm 1969, lực

lượng Mỹ đã vượt quá 540.000 quân, chủ yếu là lực lượng chiến đấu trên
bộ. Hơn 30.000 người Mỹ đã thiệt mạng, và cuộc chiến đã làm tiêu tốn 30 tỉ
đôla trong năm tài chính 1969. Riêng năm 1968 có hơn 14.500 lính Mỹ bị
giết. Nixon quyết tâm rằng vấn đề Việt Nam sẽ không hủy hoại sự nghiệp
tổng thống của ông ta. Tháng 3 năm 1969, ông đã đề ra chương trình hành
động. Nước Mỹ sẽ bắt đầu giảm bớt vai trò của mình, tìm kiếm các điều
kiện để đạt được giải pháp thông qua thương lượng, với việc cả hai bên
cùng rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Kế hoạch “triệt thoái người Mỹ”
của Nixon sau đó được biết đến với tên gọi “Việt Nam hóa chiến tranh”,
bao gồm việc tăng cường lực lượng vũ trang cho chính quyền Nam Việt
Nam để họ có năng lực chiến đấu lớn hơn, song song đó là triệt thoái dần
lực lượng chiến đấu của Mỹ. Người Mỹ sẽ chuyển từ nhiệm vụ chiến đấu
sang vai trò cố vấn cho quân Nam Việt Nam, đồng thời Mỹ sẽ ồ ạt viện trợ
vũ khí và thiết bị quân sự. Có lẽ điều quan trọng nhất đó là Nixon chuyển
mục tiêu chính trị đối với sự can thiệp của người Mỹ, từ nỗ lực bảo đảm
cho một miền Nam Việt Nam được tự do và độc lập sang kế hoạch tạo cơ
hội cho chính miền Nam Việt Nam tự định đoạt tương lai chính trị của
mình. Việt Nam hóa chiến tranh và đàm phán là hai trụ cột để đạt được cái
mà Nixon gọi là “hòa bình trong danh dự”.(7)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.