QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ANSON coi cuộc chiến là “sát nhân
và phi đạo đức”. Hầu như khắp nơi đều có chung cảm nhận về diễn tiến tồi
tệ của cuộc chiến, ngoại trừ bên trong văn phòng Time ở Sài Gòn và trụ sở
chính ở New York, nơi đưa ra quyết định về nội dung các tờ tuần san. Khi
Anson đặt vấn đề tự quyết cho người Việt Nam với các biên tập viên, anh bị
coi là một người chống chiến tranh ngây thơ, nóng nảy. Khi anh nộp một
bài báo với từ Viet Nam được viết rời như cách viết của chính người dân tại
miền Nam Việt Nam, Marsh Clark đã nói rằng Time là một tạp chí của Mỹ
và Anson cần phải viết từ Vietnam theo cách viết của người Mỹ. Sự bất
mãn đã bùng lên trong bữa tiệc tối do văn phòng Time tổ chức để chiêu đãi
John Scott, một ủy viên biên tập lưu động. Câu chuyện trong bữa tiệc xoay
quanh những tiến triển to lớn của chiến cuộc. Anson cho rằng cuộc nói
chuyện chẳng khác nào buổi thông báo tin tức của MACV được biết đến
với biệt danh “hài kịch lúc năm giờ”, trong đó người ta lảng tránh thực tế
bằng cách đưa ra những số liệu thống kê lấp lánh về tiến triển của cuộc
chiến.
Những người điều hành chiến tranh luôn nhìn thấy ánh sáng cuối
đường hầm; chỉ cần qua một khúc quanh nữa là chúng ta có thể tiến tới cái
gọi là điểm bước ngoặt của cuộc chiến mệt mỏi này.
Anson không chịu đựng nổi nữa. “Nhưng quý vị đang bỏ qua một điểm
mấu chốt” , Anson phản biện. “Đó là, trước hết chúng ta đang làm cái quái
quỷ gì ở đây? Hãy nhìn xem, người Việt Nam đã ở đây lâu rồi; trở lại năm
1940 - họ chống người Nhật, nhớ chứ? Họ đánh bại người Nhật, rồi họ
thắng người Pháp, và họ sẽ tiếp tục đánh bại chúng ta, bất kể chúng ta có
ném cái quái gì về phía họ. Dân ở đây rất kiên trì, rất quyết tâm, và lịch sứ
đứng về phía họ. Có thể quý vị quên điều này, nhưng tôi xin nhắc lại là chủ
nghĩa thực dân gần đây chẳng làm được trò trống gì”.
Khi Burt Pines phản bác rằng, “có lẽ cậu nhầm lẫn. Cậu không thể nói
rằng những gì chúng ta đang làm ở đây có bất cứ sự dính đáng nào đến chủ
nghĩa thực dân” , Anson ngay lập tức vồ lấy: “Anh nói hoàn toàn đúng. Ý
tôi là 'thực dân kiểu mới'. Cuộc chiến tranh đầy tội ác của chủ nghĩa thực
dân mới, tạm bỏ qua vấn đề phi đạo đức, điều mà tôi không thể bỏ qua, là