người, văn hóa, và lịch sử Việt Nam sâu hơn nhiều phóng viên khác của
Time, đặc biệt là Marsh Clark và Burt Pines. Time cần thêm nhiều người
như Anson, và “để mất cậu ấy là một điều tồi tệ. Đáng tiếc là Frank
McCulloch không còn ở đây, bởi khi mới đến Việt Nam, ông ta cũng nghĩ
như Marsh Clark, nhưng rốt cuộc đã có suy nghĩ tương tự Anson”.
Với cái đầu trọc đặc trưng rất dễ nhận diện, Frank McCulloch được
dân bán dạo và lũ trẻ đánh giày Sài Gòn đặt biệt danh là “Sư cụ”.
McCulloch đến Việt Nam vào tháng 1 năm 1964 và trong thời gian ở lại
đây, ông đã chứng kiến tới bảy lần thay đổi người đứng đầu chính phủ. Vào
lúc đỉnh điểm trong thời gian bốn năm làm việc của McCulloch, văn phòng
Đông Nam Á của Time-Life mỗi tháng gửi qua hệ thống điện báo hơn
50.000 từ. Ông đã giành được sự tin tưởng từ các nguồn tin, sự kính trọng
của đồng nghiệp và sự trung thành của các nhân viên. Ông được mệnh danh
là nhà báo của các nhà báo.
McCulloch nhận thấy mỗi phóng viên làm việc tại Việt Nam đều trải
qua nhiều giai đoạn: “Giai đoạn đầu tiên: rất hào hứng với niềm tin người
Mỹ có thể cứu giúp người Việt Nam và rằng người dân ở đây cần được giúp
đỡ và sẽ biết on về sự giúp đỡ ấy. Giai đoạn hai (thường khoảng sau ba
tháng): chúng ta có thể lầm điều đó nhưng khó khăn hơn nhiều so với
những gì tôi hằng nghĩ và ngay lúc này đang diễn ra một sự dao động. Giai
đoạn ba (có thể là sáu đến chín tháng sau): những người Việt Nam kia (ỉuôn
luôn là người Việt Nam, chứ không bao giờ là người Mỹ) đang khiến tôi
dao động. Giai đoạn bốn (mười hai hoặc mười lãm tháng sau): chúng ta
đang thất bại và tình hình tệ hại hơn nhiều so với những gì tôi từng nghĩ.
Giai đoạn năm: mọi sự hỏng hết rồi, lẽ ra chúng ta không nên đến đây, và
chúng ta làm nhiều việc tồi tệ hơn là việc tốt”. (13)
Khi đạt tới cảnh giới thứ năm nói trên trong vòng chuyển biến tư duy
của một phóng viên, McCulloch nộp một bài báo viết về hành động tăng
quân ồ ạt của Mỹ tại Việt Nam vào năm 1965, thông tin mà ông có được
bốn tháng trước khi nó công khai nhờ đầu mối ở ngay trong Thủy quân lục
chiến, (ông Ẩn sau này cũng được tặng thưởng Huân chương Chiến công
nhờ đã có thông tin tương tự gửi đến Hà Nội). Các sếp của McCulloch ở