lớn tại mẫu quốc rứa là oai rồi, vinh dự cho quốc dân lắm rồi. Bây giờ nếu
xấu số ngả đùng ra chết tại đây, Phan Châu Trinh cũng không tiếc nuối chi.
Lớp con cháu đã thay thế vai trò lớp cha anh như Nguyễn Ái Quốc rứa là
xuất sắc lắm lắm.
Vừa rồi, Nguyễn Ái Quốc còn dựa vào Hội Liện hiệp thuộc địa lập tờ báo
Le Paria, mời Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền lo bài vở, biên tập,
đủ thấy anh này biết dùng người. Phan Châu Trinh đọc mấy số liền, thấy
được cái tầm của lớp trẻ. Ngay ở Lời kêu gọi đăng trên số báo đầu tiên,
Phan Châu Trinh không thể không gật gù thú vị: "Đó là tiếng nói chính
nghĩa của giai cấp vô sản và nhân dân bị áp bức các nước thuộc địa. Báo Le
Paria là vũ khí để chiến đấu. Sứ mệnh của nó đã rõ ràng: giải phóng con
người".
Biết đây là tâm huyết của lớp trẻ, chứ ngồi ở đây viết mấy dòng như vậy
chẳng ích lợi gì, nhưng quan trọng là họ đã biết làm, biết quan tâm đến dân
đến nước chứ không lo quyền cao chức trọng, không lo làm giàu cho riêng
mình. Rứa là tốt, tốt lắm ! Phan Châu Trinh cầm tờ báo đi khoe và giải
thích cho hết người này tới người khác.
Nguyễn An Ninh cũng thường đến thăm và báo cho Phan Châu Trinh biết
gia đình nhắn về cưới vợ. Phan Châu Trinh cười, vỗ vỗ vào vai Nguyễn An
Ninh như muốn nói lời chúc mừng và gửi gắm nhiều điều tâm huyết.
Nguyễn An Ninh hiểu ý, nói:
- Cậu yên tâm. Con đã lớn và biết mình phải làm gì, làm như thế nào. Sự
đàn áp đến với chúng ta từ nước Pháp, nhưng tinh thần giải phóng cũng đến
từ nước Pháp.
- Chuyến về nước lần này, chắc chắn toàn quyền Albert Sarraut sẽ đưa ra
chiêu bài khuyến dụ con. Nếu con giải quyết không khéo sẽ gặp nguy hiểm
không ít.
Đúng là điều Nguyễn An Ninh chưa hề nghĩ tới. Nhưng bầu nhiệt huyết của
tuổi trẻ bùng lên giúp Nguyễn An Ninh lấy lại bình tĩnh.
- Nếu thật vậy, con xin làm chức toàn quyền, chắc lúc đó ông ta sẽ không
đồng ý và sẽ cho con tự do tự tại thôi.
- Cậu cho con mấy chữ. Vừa nói, Phan Châu Trinh vừa bước lại bàn cầm