thì tới lúc nào đầu óc người dân Annam của ông mới mở ra ? Với guồng
máy hiện giờ con đường làm quan chưa phải là con đường duy nhất cứu
dân cứu nước. Từ khi hình thành chữ viết, người xưa đã cấu tạo chữ cát (tốt
lành), gồm chữ sĩ ở trên, chữ khẩu ở dưới, nghĩa là miệng của kẻ sĩ như ông
chỉ nói ra toàn những chuyện tốt lành. Nhưng trước cảnh nước nhà như thế
này, thì những người như ông cứ ngày ngày nói toàn những chuyện trong tứ
thư, ngũ kinh là có thể giúp người dân An nam của ông hiểu được quyền
sống, quyền làm người ư ? Chắc chắn là không ? Bởi đọc từ sách vở, nghe
những gì người đi trước nói lại, thấy những gì đã và đang diễn ra trước mắt
ông bao năm qua, thì người dân quê ông vẫn vậy, vẫn sợ bóng sợ gió, vẫn
nhẫn nhục chịu đựng những áp bức, bất công mong sống cho qua hết kiếp
người, vẫn "một sự nhịn là chín sự lành", vẫn "tránh voi chẳng xấu mặt
nào"… chứ chưa hề biết mình là ai, mình cần phải làm gì để khẳng định
được mình giữa cuộc đời này, kể cả trong công việc làm ăn.
Chờ niềm vui lắng xuống, Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng
đến nhà Trần Qúy Cáp chơi. Một nếp nhà tranh được sửa chữa khang trang,
hai người đều biết ấy là phần thưởng của dân làng dành cho ông nghè của
làng. Đó là niềm tự hào của họ. Quả đúng như vậy. Khi biết có hai người
đến chơi thì bà con trong xóm cùng kéo tới chúc mừng. Phan Châu Trinh
cũng có cảm giác như mình cùng đỗ khoa này. Và chẳng mấy chốc, mùi
xào nấu bốc lên thơm ngát. Thấy hai ông nhìn nhau ái ngại thì vị trưởng tộc
vuốt râu cười ra chiều sung sướng, nói:
- Thằng nghè nhà tôi tuy đỗ đầu đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, nhưng
hắn rất phục tài hai vị. Tuy mới gặp hai vị lần đầu, nhưng thằng nghè nhà
tôi kể về hai vị nhiều lắm. Cụ nghè Minh Viên đồng khoa với thằng nghè
nhà tôi sém chút nữa là giật tam nguyên (Huỳnh Thúc Kháng đỗ Hương
nguyên, Hội nguyên - VG), cụ Tây Hồ đây cũng không thua kém gì, đã
xuất chính rồi mà chán cảnh quan trường, từ quan về quê dạy học. Tôi hiểu
và qúi trọng hết. Chữ nghĩa thì chúng tôi đựng không đầy vỏ lúa, nhưng
tấm chân tình thì chúng tôi có thừa. Thằng nghè nhà tôi giật giải lần này
chứng tỏ làng tôi có mạch khoa bảng, phúc đức dòng họ nhà tôi, làng tôi
còn dày, còn vượng, rứa là mừng lắm. Chỉ cần chừng đó là chúng tôi có đi