- Nếu chúng ta cùng làm thơ hết thì chẳng lấy chi gọi là náo động. Vả lại,
chuyến Nam du này chúng ta đi ba người, ai ai cũng biết. Nếu trong kỳ
khảo hạch này mà có cùng lúc ba bài thơ như vậy thì chẳng khác nào lạy
ông tôi ở bụi này. Tôi nghĩ, để tôi và anh nghè Thai Xuyên cùng hợp tác
làm bài phú sẽ hay hơn. Phan Châu Trinh đồng tình với ý kiến ấy. Bởi quan
đốc học dốt tới đâu cũng không thể cho rằng ba bài thơ của họ làm là
những bài thơ của những học sanh trường tỉnh. Ông yên lặng ngồi hút
thuốc chờ cho hai bạn bàn bạc nhau từng ý từng lời. Và chẳng bao lâu, bài
"Lương ngọc danh sơn phú” được hình thành, Phan Châu Trinh lấy làm
thích thú ngâm ngợi:
Hỡi hỡi những đồng bào Nam Việt !
Cùng giống nòi phải biết thương nhau.
Giang sơn này bốn ngàn thâu,
Mà nền văn hóa bấy lâu thế nào ?
Lo cuộc đời trải bao biến cuộc,
Bao anh hùng chịu nhọc sao phen ?(…)
Hỡi người trí thức kia ơi !
Tr6en thời quan lại dưới thời thư sinh.
Nên vì nghĩa vì danh một chút,
Quẳng mũ đi vứt bút đứng lên.
Đừng cam chịu tiếng ươn hèn,
Hơi tàn còn thở chớ quên phục thù…(3)
Với tài ấy thì đỗ tiến sĩ chẳng lấy gì làm xấu hổ.- Phan Châu Trinh thầm
nghĩ.
Cả ba người vui vẻ đi chơi tiếp coi như mọi chuyện trên đời chẳng có gì
hơn việc du sơn ngoạn thủy. Sau khi dùng bữa xong, Trần Qúy Cáp nói:
- Khi cải trang vào khảo hạch, ắt chúng ta phải mạo danh, mà nên mạo như
thế nào, các anh đã nghĩ tới chưa ?
Hai người lúc đó mới ớ ra. Huỳnh Thúc Kháng nói:
- Phải ! Cụ Thai Xuyên tính không sai.
Phan Châu Trinh vẫn giọng hồn nhiên như chẳng có gì:
- Ra đầu bài được thì ắt phải có lời giải rồi, lo chi.