Trần Quý Cáp nói:
- Tôi nghĩ, chúng ta chỉ nên dùng một tên, như vậy mới tỏ rõ ý nguyện của
chúng ta.
Cả Phan Châu Trinh lẫn Huỳnh Thúc Kháng như cùng lên tiếng một lần:
- Đúng !
Trần Qúy Cáp nói:
- Theo tôi, ở đây họ Đào là một dòng họ lớn nên ta lấy họ Đào. Mục đích
của chúng ta lần này là làm cho mọi người thấy được giấc mộng ngu muội
của mình. Do vậy, theo tôi, chúng ta cùng lấy tên là Đào Mộng Giác.
Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng thừa nhận cái tên ấy rất có ý
nghĩa.
Nộp quyển xong, cả ba người liền tiếp tục Nam tiến, không chờ ở lại nghe
ngóng kết quả ra sao. Nhưng chỉ mấy hôm sau, chính tai họ đã nghe nói tới
cái tên Đào Mộng Giác cùng những lời bình… phi sách vở, nhưng cũng đã
có không ít người tin chắc một việc gì đó sẽ xảy ra. Cả ba chỉ mỉm cười và
tin rằng trong chuyến Nam du này của họ sẽ là những việc có ích cho việc
cổ động tân học cùng chủ trương duy tân. Và trong thâm tâm của mỗi
người đã mơ hồ thấy rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước
nhà, những người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình công khai chống lại cái
học đã giúp họ nên danh.
*
* * Đúng là đất nước ông bà đâu đâu cũng đẹp. Tới Cam Ranh đầy nắng và
gió, Phan Châu Trinh nằm ngửa trên bờ cát mịn, thả lỏng người giữa biển
trời mênh mông, mặc cho hai người bạn đi đâu thì đi, làm gì thì làm. Ông
nằm đó với bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu suy nghĩ quẩn quanh trong đầu rồi
thở dài ngao ngán. Ông không thể hòa vào dòng hiền tài suốt ngày ngâm
thơ vịnh nguyệt, tìm điển nào cho đắc, kiếm chữ nào cho hay, chứ không
chịu nghĩ ra được kế sách gì giúp cho dân giàu nước mạnh.
Phan Châu Trinh còn đang mơ màng với những chuyện đâu đâu ấy, thì bị
đánh thức. Trước mắt ông, ngoài hai người bạn thiết còn có chàng trai khác
mặt mũi coi cũng sáng sủa. Ông vùng dậy chào hỏi và được giới thiệu
người trai trẻ ấy là Nguyễn Qúi Anh, con trai cụ Nguyễn Thông, học trò