Trần Qúy Cáp.
Sau khi cơm nước, cả ba người theo chân Nguyễn Qúi Anh tiếp tục đi về
phương Nam. Đến Phan Thiết, cả ba người được Nguyễn Qúi Anh mời về
nhà và giữ lại đó. Trần Qúy Cáp và Huỳnh Thúc Kháng cho ông biết, theo
Nguyễn Qúi Anh thì những người đồng tâm đồng khí ở đây khá đông.
Nguyễn Qúi Anh sẽ lo liệu cho mọi người gặp mặt. Phan Châu Trinh lấy
làm vui lắm. Ông vẫn tin, địa linh sinh nhân kiệt. Đất đai miền Nam trù
phú, nên tâm tính con người cũng khoáng đạt hơn. Vả lại, đạo học Tống
Nho ảnh hưởng ở vùng đất phương Nam của Tổ quốc không đậm nét như
những vùng ngoài. Tân thư cũng về từ các cảng biển phương Nam này
không ít. Đây chính là tiền đề tốt để cổ xúy tư tưởng dân quyền, chống lại
lối học nhồi sọ xa rời cuộc sống.
Ba người ngồi trước ba chung trà, nhưng mỗi người đều theo đuổi ý nghĩ
riêng của mình, không ai nói với ai lời nào.
Chiều dần xuống, gió biển vẫn hào phóng len lỏi khắp nơi. Cả ba anh em
nhìn nhau rồi bàn chuyện đi dạo. Người giúp việc xuất hiện ở cửa ngạch,
lớn tiếng thưa:
- Kính mời qúy thầy ra tắm rửa cho mát.
Nghe nói tắm, cả ba mới thấy da thịt rít rít khó chịu, bèn vội vàng theo chân
người giúp việc đi tắm.
Khi trở vào nhà, cả ba anh em thấy ngoài Nguyễn Qúi Anh còn có nhiều
chàng trai khác cùng đẳng tuổi với họ. Họ chưa kịp chào thì những chàng
trai trẻ ấy đồng loạt đứng dậy, cung tay chào:
- Kính lạy qúy thầy ạ.
Cả ba người đều chào đáp lễ. Phan Châu Trinh nói:
- Chúng tôi rất hiểu tấm lòng của anh em. Tình sư đồ lúc nào cũng phải giữ
lễ là tốt, nhưng chúng tôi đang đi tìm bạn và mong được làm bạn với các
bạn.
Nguyễn Qúi Anh thưa:
- Thầy nói vậy, chúng con ghi tâm, song qúy thầy cũng cho phép chúng con
được giữ lễ thầy trò. Nói thật, nghe các thầy đến, anh em mừng lắm.
Nói rồi, Nguyễn Qúi Anh giới thiệu từng người một với nhau. Phan Châu