“Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Người trong một nước thì coi như nhà",
hoặc “Đất bỏ hoang biết là hiếm mấy, Lợi chang chang đều thấy bỏ qua.
Để cho Khách với Chà-và, Chia nhau lấy lợi mà ta ngồi nhìn", hoặc "Miễn
mình cố sức cố công, Nên hư cũng chắc ở trong tay mình. Chấp tất cả thiên
đình định số, Cùng phước nhà đất nhỏ đất to", v.v… Quan trước tác sẽ
chép lại bài ca này và các anh tìm cách phổ biến rộng xuống quảng đại
quần chúng. Tôi nghĩ, nó sẽ có ích cho công cuộc duy tân của chúng ta.
Và từ đó, hội buôn Liên Thành (chuyên buôn bán cá, nước mắm) và trường
Dục Thanh được thành lập. Sau hơn một tháng tuyên truyền cổ động duy
tân và kết quả đạt ngoài sự mong muốn, Phan Châu Trinh bằng lòng để
Huỳnh Thúc Kháng và Trần Qúy Cáp về lại Quảng Nam, còn ông ở lại vừa
dưỡng bệnh, vừa giúp cho các thân sĩ Bình Thuận thực hành duy tân.
Trường tuy còn tạm sử dụng nhà cụ Nguyễn Thông, nhưng Phan Châu
Trinh tin trường sẽ phát triển tốt. Những ngày ở Phan Thiết, Phan Châu
rinh bàn với các thân sị Bình Thuận lập một "thi xã" để có chỗ giảng tân
thư cho lớp thanh niên địa phương tới nghe. Các thân sĩ Bình Thuận cho
đây là ý kiến hay và họ mượn đình Phú Tài làm nhà giảng sách. Mới đầu,
họ rước cụ phó bảng ra nói chuyện để thêm phần long trọng và tăng uy tín
cho "thi xã", sau đó họ thay nhau làm diễn giả chính. Người nghe càng lúc
càng nhiều và cũng làm chuyển được lòng người khiến họ tin vào việc làm
của mình là việc làm ích nước lợi nhà. Cái học của họ được sử dụng một
cách thiết thực nhất và họ đã thật sự không còn cần đến cái danh ông cử,
ông nghè.
Dưỡng bệnh một tháng thì đã bình phục, Phan Châu Trinh từ giã những
thân sĩ Bình Thuận trở về Quảng Nam. Trên đường về, ông tin những người
bạn của ông sẽ làm được nhiều việc; những cơ sở ban đầu chắc không chỉ
tiếp tục phát triển mà còn phát triển mạnh hơn. Làm ăn có ai không thích,
song xưa nay không ai chỉ đường, bày cách cho họ. Ở quê ông không thiếu
những người giàu có là nhờ buôn bán, nhưng "chẳng thà cho vàng, không
ai chỉ đàng đi buôn". Vì vậy, cái nghèo, cái hèn cứ quây mãi lấy đời người.
Phan Châu Trinh vững tin rằng, với chủ trương duy tân do ông và bạn bè
phát động, người dân quê ông từng bước sẽ ý thức được quyền làm người,