Những ngày ở quê nhà, ông dẫn hai đứa con lớn đi thăm bà con và cũng coi
việc làm ăn của họ ra sao. Nói chung, những việc ông nghĩ ra mà không có
ai thực hành thì khó cơ sở ăn nói với thiên hạ. Với nghĩ nghĩ đó, ông vận
động anh em, bà con nội ngoại đi vào thực hành. Điều thuận lợi là bà con
nội ngoại, chòm xóm rất tin ông. Dù sao với họ, Phan Châu Trinh là người
học nhiều biết nhiều, là "phụ mẫu chi dân" chứ phải lời nói của hạng tào
lao đâu. Những điều cụ phó bảng nói ra ắt là phải trúng. Lời cụ phó bảng
nói ra mà không nghe thì biết nghe ai ? Nghĩ vậy và họ xung phong làm
theo những lời Phan Châu Trinh chỉ dạy.
Ba cha con vừa quẹo khỏi khúc quanh đường làng, thì tiếng học bài vang ra
Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đem ra tĩnh trước dân ta.
Sách Âu Mỹ, sách Chi-na,
Chữ kia chữ nọ dịch ra tỏ tường.
Công, nông, cổ trăm đường cũng thế,
Họp bày nhau thì dễ toan lo.
Á Âu chung lại một lò,
Đúc nên tư cách mới cho rằng người.
Một người học, muôn người đều biết,
Trí đã khôn, trăm việc phải hay.
Lợi quyền đã nắm trong tay,
Có ngày tấn hóa, có ngày văn minh…
(Huỳnh Thúc Kháng - Chiêu hồn nước)
Phan Châu Trinh thấy lòng vui
lắm. Người học bây giờ không còn ê a những "Thiên - trời, địa - đất, thất -
mất, tồn - còn…" suốt ngày nữa, thay vào đó không chỉ là chữ quốc ngữ dễ
học dễ nhớ mà còn học nhập tâm những bài thơ, bài ca do ông và bè bạn
đặt ra nhằm cổ động phong trào. Bài Chiêu hồn nước ấy là tâm huyết của
cụ Minh Viên và cũng là tâm huyết của anh em sẵn sàng xắn tay áo với
phong trào.
Thấy ba cha con ông vào, thầy giáo ngưng dạy, học trò dừng học. Tất cả
đều đứng dậy cúi chào. Phan Châu Trinh chào đáp lễ và khen ngợi đám học
trò: