- Nghe nói, trước đây ông làm quan ở Kinh hả ?
- Hình như có vậy. - Phan Châu Trinh trả lời, rồi âm thầm bước theo họ.
*
* *
Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, Phan Châu Trinh cũng đã đến được Sài
Gòn.
Trên đường đi, Phan Châu Trinh cũng say sóng lử lả, nhưng sướng bằng
vạn những ngày ở trong phòng giam tử tù. Nhớ lại lần đi gặp Phan Bội
Châu, ông cũng lênh đênh trên biển, nhưng chưa một lần bị ói. Điều này
nhắc ông nên vận động nếu có điều kiện để giữ gìn sức khỏe. Chỉ một thời
gian ngắn mà sức khoẻ của ông suy sụp khá rõ. Nhưng được như thế này là
vui rồi. Mỗi lần tàu cập bến là có tù xuống, song ông chưa thấy ai quen
biết. Những tù này đều là những tay đầu trộm đuôi cướp chứ không có ai tù
quốc sự. Ông cứ băn khoăn không biết những bạn bè ông như thế nào, có ai
bị chém sau Trần Qúy Cáp không ? Họ có bị đày đi Côn Lôn như ông
không ? Nếu bị đày đi Côn Lôn thì đã đi chưa ? Phan Châu Trinh chỉ mong
đừng ai phải chết thêm một cách uổng phí như giáo thọ Trần Qúy Cáp, còn
đày đi đâu cũng được, miễn sao còn rừng xanh thì không sợ thiếu củi. Phan
Châu Trinh tin và cầu mong như vậy.
Đặt chân lên cảng Sài Gòn, Phan Châu Trinh được dẫn vào khám lớn, cúp
tóc, chụp hình và… đợi tàu ra Côn Lôn.
Hơn một tuần, Phan Châu Trinh được báo đi Côn Lôn. Nói tiếng trước, thì
tiếng sau ông và những người tù bị đày đi Côn Lôn khác sắp hàng đi theo
viên coi ngục (gardien) và sự giám sát của bọn lính mã tà (surveillant). Tới
bến, tù nhân được dẫn xuống phòng Gardien Chef. Từng người được gọi
tên, bao nhiêu hành lý, tiền bạc (nếu có) đều được giữ lại kho. Sau đó, tù
nhân được cấp mỗi người bộ quần áo vải xanh, một chiếc chiếu, một cái thẻ
bài có in số hiệu.
Lãnh đồ tù xong, Phan Châu Trinh cũng như mọi tù nhân khác được trồng
đậu (chủng ngừa bệnh đậu mùa) rồi được nhốt trong một căn phòng.
Ngồi trong phòng thiếu ánh sáng, Phan Châu Trinh chẳng biết làm gì, cứ
lấy tay mân mê tấm thẻ bài. Đó là một miếng gỗ vuông, mỏng. Khi còn