- Lớp người khoa bảng như các anh mà nghĩ được vậy, làm được vậy, tôi
cho là hồng phúc của dân tộc chúng ta. Tôi tin một ngày nào đó, ước
nguyện của các anh sẽ thành hiện thực.
Phan Châu Trinh thở dài:
- Tôi cũng tin và mong như vậy, nhất là khi có những người như anh ủng
hộ.
Hai người tiếp tục nói chuyện tình hình trong và ngoài nước qua báo chí mà
Phan Văn Trường đọc được và cùng thấy rằng nếu hai nguồn tri thức đông
tây phối hợp nhịp nhàng thì nước Việt Nam sẽ bằng chị bằng em chứ không
tủi hổ như bây giờ.
Phan Văn Trường rất qúy trọng vị phó bảng chỉ lớn hơn mình vài ba tuổi
này. Xuất thân từ cửa Khổng sân Trình mà tư tưởng khá khác người, nhìn
vấn đề không chút nào hời hợt. Thật lòng, trước đây ông có coi thường
những người chỉ biết cắm cúi học nhão mấy cuốn sách giáo khoa cũ mềm
đã có từ hàng ngàn năm để tìm mũ cao áo rộng. Từ khi báo chí nói nhiều về
vị phó bảng này và sau mấy lần nói chuyện, Phan Văn Trường rất quan tâm
đến chuyện nước nhà và qúy trọng Phan Châu Trinh. Ông nói:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với việc nâng cao dân trí của anh. Khi dân trí đã cao
thì dân mình mới xóa dần được tính khôn vặt. Thôi cho rằng, chính cái tính
khôn vặt ấy sẽ làm cản bước tiến của dân tộc dù chúng ta có giành được
nước, giữ được cương thổ.
Phan Châu Trinh mỉm cười, đưa tay vê vê mấy sợi râu mép.
- Đó là cái hại của sách vở Trung Hoa truyền sang ta từ ngàn đời qua. Ở xứ
ta từ vua quan cho đến thường dân không ai chịu nhận lỗi khi làm sai. Họ
sẽ chờ một dịp thuận lợi nào đó với một vài cử chỉ, hành động nào đó được
gọi là chuộc lỗi và coi như xong. Bởi sách vở ngàn đời đã dạy họ “Bế môn
tư quá” (Đóng cửa suy gẫm lỗi lầm). Ai cũng thích làm quan, thích có chút
chức sắc trong làng, nhưng không ai chịu khẳng định mình, mà cứ từ chối
quanh co. Khi không đạt được ý nguyện thì chửi, thậm chí ghi sâu mối thù
ấy trong lòng, đời mình trả không được thì dặn đời con; đời con trả không
được thì dặn lại đời cháu… Và một khi được chút lợi quyền nào đấy thì
hớn hở ra mặt, coi trời bằng vung. Biết đất trời to thiệt đó, song lúc ấy họ