và thương vợ hơn lúc nào hết. Khi nhắm mắt lìa đời không có chồng bên
cạnh. Có mỗi thằng con trai cũng không thấy được nó mặt ngắn mặt dài
trước khi về với tổ tiên. Chắc lúc lâm chung, vợ ông buồn lắm. Đường sá
xa xôi dịu vợi và khi ông bị bắt, căn nhà cũng trả lại người ta, chủ mới nào
có biết ông là ai và ông đã đi đâu nên cả năm trời hung tin mới đến tay cha
con ông. Thật tội nghiệp !
Khi lòng dịu lại, Phan Châu Trinh lấy giấy ra viết tiếp lá thư khác gửi cho
viên chánh án tòa án binh Paris:
"Quan lớn,
Cái thơ tôi viết hỏi quan lớn ngày 27-4 và ngày 2-5, đến bữa nay đã lâu rồi,
nếu có dịch thì đã dịch rồi, quan lớn đã xem rồi sao chẳng thấy quan lớn trả
lời, mà lại còn cố ý giam tôi đây, thì tôi lấy làm lạ quá, hay là người ta cho
quan lớn tiền bạc gì nhiều lắm, thuê quan lớn cố ý làm hại tôi, nên đã bảo
quan lớn bắt tôi thì quan lớn bắt, bảo quan lớn giam tôi thì quan lớn giam,
bảo đánh khảo lôi kéo tôi, nạt nộ, giậm dọa tôi, quan lớn cứ làm theo nấy,
bữa nay tôi nắm lưỡi, vặn họng quan lớn tôi hỏi lại, quan lớn cứng họng
câm mồm không thể trả lời được phải không ? Vậy mà quan lớn chẳng lo
bổn phận, quan lớn còn giam tôi nữa sao ?
Tôi viết thư hỏi lắm cũng mỏi, tôi chỉ hỏi quan lớn một lần này thôi, tôi
buộc quan lớn không trả lời cũng không được với tôi… Nếu quan lớn còn
giam tôi thì quan lớn là người thù nghịch thứ nhất của tôi, thì tôi phải trở
cái mũi gươm chống với kẻ thù nghịch mà chống cự lại với quan lớn"(3).
Bên ngoài, anh em ở hội nhân quyền cũng đấu tranh không mệt mỏi đòi thả
tự do cho ông. Và chẳng biết có phải vì vậy và sự quyết liệt của ông hay
không mà chỉ hơn một tháng sau kể từ lá thư cuối cùng ấy, ông được thả tự
do.
Ngày ra tù, con trai ông và một vài người bạn đã chờ sẵn trước cổng.
Thấy con không chỉ xanh xao mà còn ho khục khặc, ông lo lắm song chỉ
biết cầm chặt tay con không muốn phá vỡ niềm vui của bạn bè.
Nghỉ ngơi được một tuần, Phan Châu Trinh liên hệ tìm lại những mối làm
ăn cũ cùng sự giúp đỡ chí tình của bạn bè, ông có thể kiếm tiền nuôi sống
hai cha con và thuốc thang cho con. Nhưng Phan Châu Trinh không quên