Phan Châu Trinh thả con ra và cùng con tản bộ như những kẻ nhàn hạ, mặc
cho cuộc sống tuôn trào.
- Con phải tiết kiệm. Ở đất khách quê người, mình là kẻ ăn chực nằm nhờ.
Con ráng dành dụm lo cho sức khỏe của mình, đừng lo cho cha lắm.
Phan Châu Trinh định nói những uất ức của mình, nhưng nghĩ con còn nhỏ,
càng nói nó càng lo thêm nên thôi. Hai cha con tấp vào quán cóc ven đường
kể về chuyện quê nhà, chuyện mai sau với những giấc mơ tươi đẹp.
Thấy con ho, Phan Châu Trinh cầm tay chẩn mạch với những vết hằn suy
nghĩ.
- Thời gian qua, con vừa lao tâm lại vừa lao lực, nếu kéo dài tình trạng này
không hay lắm đâu. Học suốt đời chứ không chỉ đôi ba bữa, vì thế con tạm
nghỉ học một thời gian, chờ cha ra khỏi tù hãy tình tiếp.
Đã hết giờ, Phan Châu Trinh dặn con về sớm nghỉ ngơi đừng tiễn đưa chi
và dặn:
- Con nhớ giữ ấm và gắng tập thể dục.
Nhìn dáng con đi, Phan Châu Trinh vui lắm mà cũng lo lắm.
Khi khuất bóng con, Phan Châu Trinh mới quay về phòng giam, và sự bực
tức lại nổi lên.
Phan Châu Trinh lấy giấy bút viết liền một mạch một lá thư gửi cho viên
chánh án tòa án binh Paris. Sự bực tức của ông đã chảy trên trang giấy:
"Quan án là một tên gian dối, thay mặt cho quân thù nghịch tôi, lấy ý riêng
mà bắt tôi, giam tôi thì từ nay tôi cứ đem lời lẽ ra mà chống cự lại với việc
gian dối không công bình của quan lớn" (1).
Gần một tuần sau, ông viết tiếp lá thư khác:
"Thằng Phan Châu Trinh thà chết thì nó xách cái đầu của nó, nó quăng
xuống đất như chơi, nó chẳng chịu làm thân trâu ngựa cho người ta cưỡi
trên đầu, trên cổ nó đâu ! Tôi thề chết tại giữa buồng giấy quan lớn. Tôi thề
lấy máu tôi mà bôi đầy đầu, đầy mặt, đầy cổ, đầy mình quan lớn, tôi bôi
cho đỏ cả buồng giấy gian dối, tối tăm, hôi thúi của quan lớn. Tôi chẳng
chịu chết mòn, chết rục, chết vắng, chết thầm ở cái buồng giam 2-16 đâu"
(2).
Viết xong, Phan Châu Trinh không cần đọc lại, đem nộp lên buồng giấy nhà