bách tính của đất nước, của chính Đảng? Bọn họ dường như đã không còn
ý thức về điều này nữa nên đã trì hoãn, đã bị tê liệt đối với toàn bộ những
điều xảy ra trong thực tại.
Nếu đến cả điều này cũng bị đảo chiều, đến cả việc này cũng phân
không rõ, cũng bị mất cảm giác, cũng bị đưa ra với thái độ ba phải thì sự
tồn tại của đám cán bộ lãnh đạo các anh rốt cục còn có ý nghĩa gì? Những
điều, những việc mà các anh làm còn nghĩa lý gì nữa không?
Bỗng nhiên Lý Cao Thành nhận ra rằng một quốc gia, một Chính phủ
muốn thực sự đạt đến dân chủ, công chính, đạo nghĩa, bình đẳng, liêm
chính, chính trực, chính nghĩa ....tuyệt đối không phải là một việc dễ dàng.
Không hiểu tại sao ông lại nhớ đến câu nói của lão xưởng trưởng nhà
máy Dệt may Trung Dương Nguyên Minh Lượng:
"Tôi đã làm cả một đời, việc gì cũng đều nhìn rõ hết rồi. Một quốc gia
giống như chúng ta đây, nhất là giống với thể chế của chúng ta bây giờ, vấn
đề then chốt chính là ở bản thân người lãnh đạo, vấn đề quan trọng nhất
thực ra chính là vấn đề cán bộ. Một đơn vị buộc phải có một cán bộ lãnh
đạo vững chãi, nếu bản thân người cán bộ lãnh đạo đó có vấn đề, đơn vị
này cũng coi như xong, không phải vì điều gì khác mà chính là vì đơn vị đó
không có người có thể quản lý được bọn họ. Chỉ cần cấp trên không quản là
bên dưới sẽ chẳng tìm ra được biện pháp nào hết....."
Vậy thì, còn chúng ta thì sao?
Là một lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ, nếu bên trên có người nâng
đỡ, thì những cấp dưới còn coi anh ra gì? Mà hễ khi vị lãnh đạo chủ chốt
của Chính phủ này có vấn đề, vậy thì Chính phủ này há chẳng phải sẽ vô
cùng vô cùng nguy hiểm hay sao?
Bao năm nay, quan hệ xã hội cộng đồng của chúng ta dường như luôn
luôn là như vậy: Cán bộ lãnh đạo quản lý xã hội chỉ dựa vào tố chất và sức