một ngày thì mất!( 25.2.1861).
Nhiều nhà thơ sống trong thời kỳ đã viết rất nhiều bài thơ thật hay, thật xúc
động trước nỗi đau chung của non sông, của dân tộc. Trích một vài câu:
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây…
(Chạy giặc- Nguyễn Đình Chiểu)
Hay:
Ai khiến thằng Tây tới vậy cà?
Đất bằng bỗng chốc nổi phong ba
(Ai xui Tây đến- Bùi Hữu Nghĩa)
vv…
Từ bàn đạp ấy, chúng lần lượt tiến chiếm các trấn Biên Hòa, Thủ Dầu Một,
Tây Ninh, Định Tường, Bà Rịa & Vĩnh Long cũng chẳng mấy khó.
Sau thất bại quá não nề (Nguyễn Tri Phương xây đại đồn từ lâu, tập trung
nhiều quân lương , nhiều súng mà không tấn công, mặc dù số địch chỉ có
800, rải rác từ Thị Nghè đến đồn Cây Mai. Rõ ràng đại đồn Chí Hòa, biểu
hiện chiến lược phòng thủ thật tai hại, tệ hại của Nguyễn Tri phương- trích
trong bài viết của Trần Văn Giàu, sách Địa chí văn hóa TP HCM, phần
Lịch sử, trang 251, - sẽ có bài viết riêng), Huế cử ngay Nguyễn Bá Nghi
vào chỉ huy cuộc kháng chiến.
Vào Nam, xem xét tình hình xong, ông này gửi lời tâu về triều rằng: “Giữ
không tiện, đánh cũng không tiện”, “hòa thì mất ít, đánh thì mất
nhiều”,”Pháp sở dĩ đánh ta vì ta lạnh nhạt với nó, nó đánh ta là để có
hòa”,“đánh giữ đều không được, trừ một chước hòa, tôi chỉ còn chịu tội…”
Nghe lời tâu hết sức sai lầm, mất “nhuệ khí”,“xuội lơ” trên, ấy vậy mà vua