Tự Đức còn buông ra những lời động viên quân tướng thật đáng tức cười ra
nước mắt: “ Phải gắng sức, khéo dùng lời cảm hóa kẻ địch để họ kiêng nể
mà nghe ta”( nói như thế khác nào khuyên hổ ăn rau! Tôi ghi thêm- trích
Dương sự thủy mạc, khuyết danh, bản dịch của Khoa Sử, ĐHTH Hà Nội)
Đến lúc đó, có thể nói đường lối “chủ chiến” đã mất nhiều uy thế.
Và đáp lại yêu cầu “nghị hòa” của Trương Bá Nghi, Charner đề xuất một
hiệp ước 12 khoản.
Nhưng đến tháng 5-1862, nhà vua mới thông báo cho Pháp đề nghị giảng
hòa, vì lúc bấy giờ tình cảnh đất nước rối như canh hẹ và nhà Nguyễn sợ
dân nổi loạn hơn sợ thực dân :Ở ngoài Bắc kỳ có tên Phụng, tên Trường,
tên cai tổng Vàng hè nhau quấy nhiễu, mà trong Nam kỳ lại mất thêm 2
tỉnh nữa. triều đình lấy làm lo sợ lắm…(Trần Trọng Kim- Việt Nam sử
lược,tr494, nxb Tân Việt, Sài Gòn, năm 1968)
Lập tức Đô đốc Bonard sai người chạy thuyền máy ra Thuận an đưa ra 3
yêu sách…
Sau khi bàn tính thiệt hơn, nhà vua liền cử Phan Thanh Giản và Lâm Duy
Hiệp vào Nam lo việc nghị hòa với Pháp và I Pha Nho.Trước khi phái bộ
lên đường, nhà vua ân cần căn dặn: “(khi thương thuyết) hãy dò lường tình
ý, tùy nghi biện bác sao cho họ bình tâm nghĩ lại, giảm được phần nào thì
tốt cho phần ấy, nếu không được thì mới từ ít đến nhiều”( Việt Pháp bang
giao, Huế 1950,tr 145)
Việc điều đình đi đến kết quả ngoài dự kiến, làm cho thực dân hết sức ngạc
nhiên, vui mừng vì lúc đó quân đội Pháp đang gặp nhiều khó khăn: phong
trào kháng chiến của nhân dân ta đang phát triển mạnh, những tác động do
thất bại của Pháp ở Syrie, ở Mexique và làn sóng phản đối của nhân dân tại
đất nước họ.(điều này cho thấy, ta rất ít biết về họ, đây là một trong nhiều
điểm yếu kém của ta)