Vì Gia định là đất khởi nghiệp của nhà Nguyễn và còn vì nỗi day dứt thấy
mình không làm tròn trách nhiệm của một ông vua, nên sang năm 1863, Tự
Đức sai Phan Thanh Giản cùng Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản sang Pháp,
để xin chuộc lại 3 tỉnh đã trao cho họ. Chờ chực trên 2 tháng nhưng “mỡ
đã vào miệng mèo” rồi nên việc chẳng đâu ra đâu…
Tháng 1-1866, trước ý đồ lăm le chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh
Giản tức tốc được bổ làm Kinh lược sứ trấn giữ vĩnh Long. Và vào ngày
20-6-1867, Pháp chiếm tỉnh này lần thứ hai, dẫn đến việc Phan Thanh Giản
tuyệt thực rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4-8-1867.
Và dù thân xác ông đã vùi sâu dưới đáy mồ, nhưng buồn thay màn bi kịch
cuộc đời của một lão quan không khép lại.Có một thời gian khá dài, ông đã
bị vô số lời nguyền rủa thật thậm tệ…
Trích: Năm 1962 - 1963, trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử bùng lên cuộc
tranh luận về PTG. Tháng 10/1963, tạp chí đã công bố bài kết luận của GS
Trần Huy Liệu dưới tiêu đề " Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan
Thanh Giản".
Quan điểm chung của bài kết luận là lên án PTG " Phan trước sau vẫn rơi
vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân
tộc, của nhân dân" , là phạm tội " dâng thành hiến đất cho giặc" và từ đó
phủ nhận tất cả " tư đức" của ông như " đức tính liêm khiết" , " lòng yêu
nước" , " thương dân" ... vì " công đức đã bại hoại thì tư đức còn có gì
đáng kể"
***