PHAN THANH GIẢN - Trang 13


Chúng ta không có tư liệu phản ảnh chi tiết về cuộc đàm phán này, nên cho
đến nay những nhà nghiên cứu vẫn băn khoăn không rõ chỉ trong hơn một
ngày “thương thuyết, phái bộ nhà Nguyễn đã vội chấp nhận những điều
khoản nặng nề như vậy.Linh mục Đặng Đức Tuấn, một thành viên trong
đoàn, cũng chỉ kể sơ lược:

Quan bèn nói với Tây dương
Xin hãy nghĩ lại khoản thường, khoản giao
Sao cho đừng thấp đừng cao,
Sao cho vừa phải lẽ nào mới an...
...Làm lời ba nước giao hòa,
Trong mười hai khoản, ngặt ba bốn điều
Quan ta thấy bớt đã nhiều,
Chịu đi cho rảnh về triều cho xong...

(Tham khảo:Lam Giang, Võ Ngọc Nhã- Đặng Đức Tuấn, tinh hoa công
giáo ái quốcVN- Sài Gòn,1970)

Vậy là Hòa ước Nhâm Tuất ra đời vào ngày 5-6-1862 ( thực chất đây là
hàng ước), nhường đứt ba tỉnh miền Đông Nam bộ, đảo Côn Lôn và bồi
thường chiến phí 2.880.000 lạng bạc cho bọn thực dân.
Ngay khi kết quả này loan truyền ra ngoài, nhân dân cả nước phản đối
mạnh mẽ: "Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân", hay: “ Tan nhà cám
nỗi cơn ly hận, cắt đất thương thay cuộc giảng hòa!”( thơ Phan Văn Trị)

Có thể vì thấy lòng dân quá tức giận, nên vua Tự Đức đã phải thốt lên theo,
hòng khỏa lấp phần nào sự bất lực của mình: “ Thương thay con đỏ của
lịch triều, nào có tội gì? Rất là đau lòng. Hai viên này (Chỉ Giản & Hiệp)
không những là người có tội với bản triều, mà là người có tội của muôn đời
vậy
!” (Đại Nam thực lục chính biên ).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.