PHAN THANH GIẢN - Trang 15

Lần giở những trang sách kể lại trận đánh này, lòng tôi thật buồn.Với một
tướng lãnh dạn dày kinh nghiệm sa trường, một đại đồn lớn nhất nước ta
cùng với số binh mã vừa kể; trong khi quân Pháp do Charner chỉ huy chỉ
với 5000 quân & một ít chiến thuyền, chỉ trong 2 ngày đã phá tan tác đại
đồn ấy; mở màn cho một thời kỳ nô lệ gần 100 năm trong gông cùm bọn
thực dân.

Nhắc để thấy trước dã tâm & sức mạnh của vũ khí hiện đại của giặc; quân
ta nhiều nhưng không tinh, vũ khí thì quá thô sơ, triều đình thì lúng ta lúng
túng, không đề ra được sách lược gì để phát huy sức mạnh của sự đoàn kết,
sự quyết tâm, nhất là không biết cùng nhân dân khởi động phong trào
kháng chiến toàn diện.

Sau “vết nhơ lịch sử”(Ca Văn Thỉnh đã gọi hòa ước Nhâm Tuất như vậy),
việc tệ hại tiếp theo là triều đình đã ra lệnh bãi binh, lại còn giúp thực dân
truy lùng các thủ lĩnh kháng chiến.Do vậy, có thể nói rằng đây là “một sự
phản bội của Huế”(Trần Văn Giàu).

Có nhiều sách sử biên chép về giai đoạn này thường có ý là: “Hòa ước
Nhâm Tuất, sự khởi đầu một thời kỳ nô lệ”. Nhưng theo tôi, viết như thế
tức gián tiếp đổ mọi trách nhiệm thất bại lên việc thương thuyết mà Phan
Thanh Giản là người đứng đầu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.