PHAN THANH GIẢN - Trang 17


Cập bến Vĩnh Long xong, De la Grandière cho mời Phan Thanh Giản lên
tàu hội đàm vào ban đêm, rồi bất ngờ đưa quân lên bờ chiếm lấy thành
ngay trong đêm ấy (19/6, có sách ghi ngày 20, người soạn ghi thêm) tiến tới
thôn tính luôn hai thành An Giang và Hà Tiên trong các ngày tiếp đó.

Sự biến này dẫn đến cái chết của vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Bộ, cũng là vị
đại thần có trách nhiệm cao nhất ở ba thành miền Tây đó là Kinh lược sứ
Nam kỳ: Phan Thanh Giản.

Ông tuyệt thực 17 ngày, uống thuốc phiện hòa với giấm thanh để tự vẫn
ngày 4/8 năm đó, gửi lại ấn tín, áo mão và tờ sớ tâu về triều đình..
Vua Tự Đức xuống chiếu kết tội ông rất nặng và tuyên án: "Tuy đã đắc nhất
tử, nhưng cái chết vẫn không đủ che được tội. Vậy Phan Thanh Giản (với
Lâm Duy Hiệp) đã quá cố phải bị truy đoạt hết tước hàm, đục bỏ tên trên
bia tiến sĩ, để mãi cái án trảm hậu. Giết kẻ đã chết để răn người đời sau
vậy".

***
Bài điếu văn dài 99 câu của Phạm Phú Thứ, người đã cùng Phan Thanh
Giản đi sứ sang Pháp, có những câu như: “Lòng yêu nước sâu kín của Ngài
đối với nước nhà đáng khóc lên được.. Ngài thật là một người học rộng và
có phẩm cách hơn người. Có bao nhiêu người hiểu biết tình thế thật sư của
nước nhà? Khi nghĩ lùi về nguyên nhân của trận giặc này, tôi rất buồn nhớ
đến ý chí của Ngài (không được thực hiện).
“Bề tôi giữ bờ cõi phải chết với bờ cõi. Bỏ sống(để) lấy nghĩa, giết
mình(để) nên nhân, ấy là điều mà ông vẫn tin theo”

Cụ Ðồ Chiểu với ngòi bút “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, đã làm hai
bài thơ điếu cụ Phan một bằng chữ nôm, một bằng chữ hán.
Ta nên nhớ cụ chỉ viết thơ điếu cho ba người: Trương Ðịnh, Phan Thanh
Giản, Phan Ngọc Tòng. Xin trích:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.