PHAN THANH GIẢN - Trang 19


“ý kiến đồng thuận chung là không thể coi Phan Thanh Giản là kẻ bán
nước.Nhân cách và sự cống hiến của ông cho đất nước đã chiếm được tấm
lòng ngưỡng mộ của nhân dân miền Nam”.
(Cuộc tọa đàm này là cuộc trao đổi tiếp theo hai cuộc hội nghị về những
năm trước (1987 tại Bến Tre và 1996 tại Vĩnh Long) cũng nhằm đánh giá
về cụ.).

Trích lại đôi ba lời:

Nhà văn Sơn Nam kể lại, hồi xưa khi đi ngang qua miếu Văn Thánh học trò
phải cúi đầu chào ông Phan và ông nói: “Tôi lại vào bên hông miếu Văn
Thánh để cúi đầu trước bức ảnh cụ Phan, chớ nào ai vào chánh điện để
chào ông Khổng, ông Tăng Sâm Tử Lộ”.

Nên nhà văn đề nghị: “trong chương trình sử học cho học sinh, nên có một
bài nói về ông, đủ tình đủ lý”.


Theo Tiến sĩ Võ Xuân Ðàn, “Ở Bến Tre, Vĩnh Long và cả Nam Kỳ lục tỉnh
hàng trăm năm nay đã lưu truyền những chuyện kể, những truyền thuyết,
giai thoại nói lên chí hiếu học, tinh thần yêu nước thương dân, cuộc sống
thanh bạch, cần mẫn, liêm khiết, trung thực, khiêm nhường của Phan
Thanh Giản và coi ông như một biểu tượng tốt đẹp và là niềm tự hào của
quê hương xứ sở”.

Chẳng những vậy, “hầu khắp các tỉnh ở Nam Kỳ không chỉ luôn luôn nhắc
nhỡ, nhân dân còn lập bàn thờ thờ ông tại một số đình, đền chùa, miếu.
Không ít nhà dân đã treo chân dung ông nơi trang trọng để thể hiện tình
cảm như đối với người thân đáng kính trong thân tộc”. …


Nhân đây người soạn nói thêm:
Ở dưới chân núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang cũng có đền thờ Phan
Thanh Giản, trong thời gian sắp tới, người soạn sẽ đến đấy tìm hiểu, nếu có
gì mới lạ hơn, sẽ bổ sung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.