PHAN THANH GIẢN - Trang 21

nào.
Cuối cùng Tác giả cũng đi đến kết luận là: Phan Thanh Giản không phải là
một kẻ bán nước, phản quốc và phản dân tộc.

C.Giáo sư Phan Huy Lê là một chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam đã
có một bài viết hay về đề tài này, xin được tóm gọn như sau:

Ngay từ 1867, khi Phan Thanh Giản tự kết thúc cuộc đời bằng chén thuốc
độc, thì từ trong triều cho đến trong dân gian, đã có những thái độ nhìn
nhận và sự đánh giá rất khác nhau về ông.
Vua Tự Đức và triều đình đổ hết tội lỗi cho ông về việc để mất Nam Kỳ lục
tỉnh, kết tội ông "xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và nghị án "truy
đoạt lại chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trạm giam hậu".

Ngay câu nói "Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân" mà bao nhiêu tác
giả đã dẫn ra như một minh chứng hùng hồn về thái độ lên án của nhân dân
đối với triều đình Nguyễn và Phan Thanh giản, thì cho đến nay, nguồn gốc
và xuất xứ vẫn chưa rõ.

Phải chăng đó là câu đề cờ của Trương Định khi phất cờ khởi nghĩa vừa
chống Pháp xâm lược vừa chống triều đình đầu hàng, nhưng như vậy tại
sao không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về Trương Định của
những tác giả đương thời như Nguyễn Thông?

Hay là câu này do nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đưa ra năm 1907 cũng để
nhằm lên án?

Dĩ nhiên sự ra đời và lưu truyền câu nói đó dù trong phạm vi nào, cũng đã
phản ánh một thái độ phê phán ông của một số người nhất định.Vì thế, tìm
hiểu nguồn gốc và xuất xứ của câu nói vẫn cần đặt ra.
Rồi trong thơ văn, trong các công trình nghiên cứu, chúng ta luôn luôn bắt
gặp những nhận xét và đánh giá rất trái ngược nhau về nhân vật Phan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.