PHAN THANH GIẢN - Trang 22

Thanh Giản.
Như vào năm 1962 - 1963, trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử bùng lên cuộc
tranh luận về Phan ( người soạn đã nói ở phần trên)
Nhưng ngay sau khi cuộc thảo luận kết thúc với kết luận lên án và phê phán
nặng nề Phan Thanh giản, thì GS Ca Văn Thỉnh với tư cách là một người
con của Bến Tre, của Nam Kỳ lục tỉnh tỏ thái độ băn khoăn và không đồng
tình.
So với cuộc hội thảo năm 1962 - 1963 và những công trình nghiên cứu
trước đây, chúng ta đã cố mở rộng thêm các nguồn tư liệu
Để sử dụng tốt chúng, có mấy việc cần lưu ý:

Sử dụng tư liệu của chính sử triều Nguyễn, nhất là quan hệ giữa ông với
triều Nguyễn trong trách nhiệm để mất 6 tỉnh Nam Kỳ cũng cần phân tích,
giám định.

Đại Nam thực lục ghi chép việc ký hoà ước Nhâm Tuất 1862 như là trái ý
Tự Đức và bị nhà vua lên án: "Thương thay con đỏ của lịch triều, nào có tội
gì? Rất là đau lòng. Hai viên này (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp)
không những là người có tội của bản triều mà là người có tội của muôn
nghìn đời vậy", "Nghị hoà là thất cơ, lỗi ấy do hai viên kia (Phan Thanh
Giản và Lâm Duy Thiếp)".

Nhưng cũng chính bộ sử này cho biết rõ, lúc đó Tự Đức đã xác lập đường
lối "chủ hoà" và khi cử PTG làm Chánh sứ toàn quyền đại thần "nghị về
việc hoà" thì vua tôi đã bàn định kỹ các khả năng kể cả việc cắt đất và bồi
thường tiền.

Nếu Phan Thanh Giản tự tiện ký hoà ước trái ý vua thì sao Tự Đức không
bắt tội, mà lại cử ông làm Kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây và tiếp tục trọng
trách giao thiệp với Pháp.

Và năm 1863 chính Tự Đức ra lệnh làm lễ đại triều ở điện Thái Hoà tiếp sứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.