thần hai nước Pháp, Y Pha Nho để trao đổi văn bản hoà ước do chính tay
vua phê chuẩn.
Đó phải chăng những “lắt léo” trong chính sử triều Nguyễn này nhằm biện
hộ cho Tự Đức và đổ tội cho Phan?
Sử dụng tư liệu của Pháp, nhất là những tư liệu do những viên quan cai trị
Pháp viết, chúng ta càng phân tích, đối chiếu và giám định kỹ, không
những vì lối trình bày khuếch “đại chiến công" của họ, mà có khi còn vì
những mưu đồ chính trị sâu xa, thâm hiểm…
Như trong cuộc hội thảo, có tác giả nêu lên nghi vấn về bài hịch kêu gọi
đầu hàng của Phan Thanh Giản với lời "ta đã biên thư cho tất cả các quan
và tất cả các vị chỉ huy quân sự là phải bẻ gãy giáo mác và trao lại thành
luỹ mà không giao chiến", và thư của ông gửi cho La Grandière trước lúc
tự tử.
Đó là những tư liệu mà nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng, nhưng chưa ai
đặt vấn đề thẩm định tính xác thực và độ tin cậy của nó.
Việc quân Pháp hạ thành Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên tháng 6/1867 cũng
có chỗ khác nhau giữa một số tư liệu của Pháp và của ta.
Quan chức Pháp như La Grandière, Paulin, ẸLuro... miêu tả như Phan
Thanh Giản đã trao thành Vĩnh Long cho Pháp, rồi còn viết thư bắt các
thành An Giang, Hà Tiên cũng phải nộp thành cho thực dân.
Nhưng tư liệu của ta như Đại Nam thực lục và nhất là Châu bản triều
Nguyễn lại cho thấy đó là một thủ đoạn của quân Pháp, lợi dụng thái độ
chủ hoà của Phan Thanh Giản và những sơ hở của quân ta, để bất ngờ
chiếm thành:
Chúng đem chiến thuyền đến áp sát thành Vĩnh Long, đưa thư bắt nhường
ba tỉnh miền Tây, buộc Phan Thanh Giản xuống tàu thương nghị rồi khi
ông trở lại, chúng kéo theo và bất ngờ đột nhập chiếm thành Vĩnh Long.